Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Ấn Độ đang xem xét cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo, trừ loại gạo basmati. Điều này sẽ tạo cơ hội cho gạo Việt mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nếu lệnh cấm xuất gạo của Ấn Độ được thực hiện, thì sẽ tác động đến khoảng 80% gạo xuất khẩu của Ấn Độ, giúp kiềm chế lạm phát trong nước, nhưng sẽ đẩy giá gạo toàn cầu tăng cao.
(TyGiaMoi.com) - Nguy cơ giá gạo tăng mạnh
Cách mạng “xanh” ở Ấn Độ bắt đầu từ năm 1963, mục tiêu lúc đó là cứu đói với chương trình khai hoang, phục hóa, tăng diện tích gieo trồng, ứng dụng giống mới. Từ năm 1995, Ấn Độ đã trở thành nước xuất khẩu gạo, lần lượt soán ngôi Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Pakistan và Việt Nam. Đến nay, Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Trong một kế hoạch có tầm nhìn đến 2050 của Thủ tướng Narendra Modi, công trình thủy lợi dài 2.500km trị giá 40 tỷ USD, cải tạo vùng đất phía Tây đất nước. Khi dự án được hoàn thành, Ấn Ðộ có thể sản xuất khoảng 450 triệu tấn lương thực mỗi năm. Từ năm 2050, quốc gia này có thể bảo đảm lương thực cho khoảng 1,5 tỷ dân và duy trì vị thế xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Kiểm soát 40% lượng gạo thương mại toàn cầu, năm ngoái Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo tấm, áp thuế 20% với gạo trắng và gạo lứt xuất ra khỏi biên giới. Điều này đã và đang gây áp lực rất lớn với tình hình thiếu hụt lương thực toàn diện hiện nay. Đặc biệt vào ngày 13/7 vừa qua, Bloomberg trích nguồn tin thân cận cho biết chính phủ Ấn Độ đang thảo luận kế hoạch cấm xuất khẩu tất cả loại gạo, trừ gạo basmati.
Gạo giá rẻ của Ấn Độ đã giúp hàng chục quốc gia ở châu Phi tránh nạn đói. Nếu gạo Ấn Độ bị áp thuế, thậm chí bị cấm xuất cảng, sẽ đẩy giá gạo toàn cầu tăng cao, gây khó khăn hơn cho các nước thu nhập thấp.
Lý do mà Ấn Độ dự kiến cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo là nhằm kiềm chế lạm phát trong nước. Theo Bộ Lương thực nước này, giá gạo bán lẻ tại New Delhi đã tăng 15% năm nay, giá gạo trung bình cả nước tăng 8%. Trong khi các nước nhập khẩu lớn như Indonesia, Trung Quốc và Philippines đang tăng tốc tích trữ gạo. Điều này có nguy bùng nổ giá gạo nửa cuối năm nay.
(TyGiaMoi.com) - Cơ hội nào cho doanh nghiệp?
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới, chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan. Việt Nam có vị thế lớn trên bản đồ gạo thế giới, nhu cầu lương thực tăng cao trong 6 tháng đầu năm nay mang về cho nước ta 2,3 tỷ USD, tăng 22,2% về khối lượng và 34,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, việc Ấn Độ siết chặt hơn nữa việc xuất khẩu gạo; cộng hưởng với gạo Thái Lan kém cạnh tranh do đồng baht tăng giá trở lại, chắc chắn sẽ mang đến cho doanh nghiệp Việt vụ mùa bội thu trên thương trường ngoại biên.
Nhiều đơn hàng xuất khẩu liên tiếp đến với doanh nghiệp Việt Nam như VinaFood, Angimex, Gatrenco, Ngọc Đồng, Lộc Trời,… Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tập trung ở Trung Quốc, Phillippines. Trong khi gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã có mặt ở khoảng 150 quốc gia. Do đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu gạo. Đồng thời cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh gạo, nâng cao chuỗi giá trị toàn ngành…
Tuy nhiên, không phải cứ bán gạo được là bán, thời điểm này cần chứng minh chất lượng và uy tín của gạo Việt. Trong quá khứ, gạo Việt từng thất bại vì kém chất lượng. Hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, dễ bị tổn thương trước biến động thị trường, không đảm bảo được cam kết đầu ra là lý do khiến gạo nước ta chưa được đánh đánh giá cao.
Trước cơ hội lớn, nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nên bình tĩnh phân tích thị trường, dự báo thời điểm giá lập đỉnh để ký hợp đồng, điều tiết xả kho để doanh nghiệp nội không cạnh tranh nhau trên thị trường quốc tế. Những công việc này cần sự vào cuộc của cơ quan hoạch định, các chuyên gia .
Đồng thời, cảnh giác với an ninh lương thực ngắn hạn. Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết El Nino đã phát triển tại vùng nhiệt đới Thái Bình Dương lần đầu tiên sau 7 năm, gây ra khô hạn tại nhiều khu vực trồng lúa. Ở góc độ vĩ mô, việc điều hành chính sách xuất khẩu gạo cũng cần được tính toán, xem xét cẩn trọng, để vừa chớp thời cơ xuất khẩu, nhưng cũng đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Vừa lập ‘cú đúp’ kỷ lục lịch sử, gạo Việt lại có diễn biến bất ngờ 
Giá gạo Việt đắt nhất thế giới, doanh nghiệp vẫn chi 1,24 tỷ USD nhập khẩu