Cổ phiếu bán lẻ vẫn rẻ sau sóng tăng, chuyên gia nói gì?

03-04-2022 09:37|Minh Anh

Thống kê cho thấy giá trị giao dịch vào ngành bán lẻ đã tăng mạnh trong khoảng một tuần trở lại đây. Đây là nhóm ngành được kỳ vọng hưởng lợi từ xu hướng phục hồi và phát triển sau đại dịch COVID-19.

Thị trường chứng khoán phiên 1/4/2022 chứng kiến pha tăng tốc bất thường của VN-Index và vượt ngưỡng cản 1.500 - 1.510 điểm. 

Bên cạnh giao dịch khởi sắc của nhóm ngân hàng và bất động sản, dòng tiền phiên hôm nay còn hướng sự chú ý đến ngành bán lẻ. Theo quan sát, MWG tăng kịch trần lên vùng đỉnh lịch sử mới tại 156.000 đồng, giá trị giao dịch ghi nhận bùng nổ trong khoảng 1 tuần trở lại đây. PNJ cũng có pha lội ngược dòng khi tăng 6,1% lên 117.200 đồng thị giá - mức đỉnh mới trong lịch sử.

Ngoài hai bluechips này, lực cầu mạnh mẽ giúp loạt cổ phiếu ngành bán lẻ đóng cửa trong sắc tím trần như PEQ, KLF, PET, AMD, SMA,..

Đáng nói, đây không phải là phiên đầu tiên nhóm bán lẻ được dòng tiền "để mắt" đến. Trước đó, các midcap trong ngành như FRT, DGW hay PET đã có nhiều phiên tăng dựng đứng để hướng về các đỉnh cao mới.

Thống kê cho thấy giá trị giao dịch vào ngành bán lẻ đã tăng mạnh trong khoảng một tuần trở lại đây. Đây là nhóm ngành được kỳ vọng hưởng lợi từ xu hướng phục hồi và phát triển sau đại dịch COVID-19.

Theo nhận định của các chuyên gia, ngành bán lẻ sẽ có triển vọng tăng trưởng phân hóa và cơ hội sẽ đến với doanh nghiệp có mức tăng trưởng thấp hơn so với trung bình ngành trong năm 2021.

Tại chương trình "Khớp lệnh" của VTV Digital mới đây, ông Lã Giang Trung, CEO của Passion Investment cho biết, sóng bán lẻ đang vô cùng dữ dội, các cổ phiếu như FRT, DGW, PET đều tăng khoảng 65% - 95% ở hai tháng qua trong đó nổi bật là FRT với mức tăng 93%.

Đối với MWG, về bản chất, ông Trung cho rằng đây là một cổ phiếu tốt, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của Thế giới Di động đều đặn qua các năm, kể cả giai đoạn khó khăn tuy nhiên không ghi nhận sự đột biến về lợi nhuận trong khi các công ty như FPT Retail (FRT) lại có sự tăng trưởng rất mạnh về lợi nhuận trong các năm vừa rồi vì vậy khiến các nhà đầu tư cảm thấy phấn khích hơn.

Cũng theo vị chuyên gia này, FRT và MWG là cổ phiếu bán lẻ trong khi PET và DGW được phân vào nhóm các công ty phân phối cho các nhà bán lẻ.

Khi được hỏi về việc liệu Thế giới Di động có đang lấn sân quá nhiều mảng, ông Trung cho rằng vùng kinh doanh (core business) của MWG là bán lẻ chứ không phải là bán lẻ điện thoại hay điện máy cho nên miễn họ ở trong vùng bán lẻ thì họ vẫn sẽ trong vùng năng lực của họ.

Nhận định về việc cổ phiếu bán lẻ hiện rẻ hay đắt, ông Trung cho rằng nhà đầu tư cần quan tâm hai yếu tố là tài sản và khả năng tạo ra lợi nhuận.

Hiện nay, khả năng tìm được cổ phiếu rẻ là vô cùng khó bởi thị trường đang được định giá cao. Tuy nhiên trong bối cảnh rủi ro ngắn hạn dễ dàng khiến thị trường rơi vào các nhịp điều chỉnh, điều các nhà đầu tư cần làm là nghiên cứu các mã tiềm năng, có sẵn tiền giải ngân khi cổ phiếu xuống vùng định giá hợp lý.

Cổ phiếu ngân hàng gặp thách thức lớn trong năm 2025?

Nhận định chứng khoán 26/12: VN-Index hướng lên 1.280 - 1.300 điểm

Bài thuộc chủ đề Dịch vụ, Bán lẻ
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/co-phieu-ban-le-van-re-sau-song-tang-chuyen-gia-noi-gi-124261.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Cổ phiếu bán lẻ vẫn rẻ sau sóng tăng, chuyên gia nói gì?
    POWERED BY ONECMS & INTECH