Cổ phiếu đáng chú ý ngày 4/10: SIP, VPB, VIB
Công ty chứng khoán phân tích và đưa ra nhận định mua, bán đối với các cổ phiếu SIP, VPB, VIB.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC): Khuyến nghị mua SIP
VDSC khuyến nghị mua cổ phiếu CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP ), giá mục tiêu 101.600 đồng/cp theo luận điểm đầu tư:
Nửa cuối năm 2024, ngoài việc công ty duy trì kết quả kinh doanh tích cực từ phân phối điện, nước cho KCN, VDSC kỳ vọng SIP có thể bắt đầu hạch toán doanh thu từ các hợp đồng cho thuê mới (ký trong năm 2024). Qua đó, doanh thu và lợi nhuận gộp lần lượt có thể đạt 3.757 tỷ đồng (+4% svck) và 571 tỷ đồng (+11% svck). Lợi nhuận sau thuế cho nửa cuối năm và cả năm có thể lần lượt đạt 567 tỷ đồng (+12% svck) và 1.111 tỷ đồng (+20% svck).
Về mặt bán hàng, trong nửa cuối năm, VDSC kỳ vọng SIP có thể cho thuê thêm 25ha đất KCN (tại các KCN như Lê Minh Xuân 03, Phước Đông), qua đó nâng tổng diện tích cho thuê trong năm 2024 lên 53ha (+179% svck, hoàn thành 113% kế hoạch kinh doanh).
Chứng khoán PHS: Khuyến nghị mua VPB
PHS khuyến nghị mua cổ phiếu Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB ), giá mục tiêu 24.600 đồng/cp theo luận điểm đầu tư:
Tăng trưởng tín dụng tích cực và duy trì vị trí số 1 về NIM: Tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm của ngân hàng đạt 7,8% YTD, cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn ngành. Tín dụng bán lẻ và cho vay bất động sản là những trụ cột chính trong tăng trưởng cho vay của VPB. Hơn nữa, nhờ sự hỗ trợ có động chiến lược SMBC (tập đoàn tài chính lớn thứ 2 Nhật Bản), VPB có cơ hội mở rộng phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn, khách hàng FDI và các tập đoàn đa quốc gia.
NIM của VPB mở rộng 12 bps so với cuối năm 2023 lên 5,34%, cao nhất toàn ngành nhờ: (1) lãi suất cho vay khách hàng trung bình thuộc nhóm cao nhất thị trường, (2) khả năng tối ưu chi phí huy động vốn. Với sự hậu thuẫn của SMBC, VPB dễ dàng huy động quốc tế với lãi suất thấp.
Gia tăng mức độ chống chịu rủi ro với tỷ lệ an toàn vốn cao nhất thị trường. Năm 2023, VPB đã hoàn thành thương vụ phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC). Qua đó trở thành ngân hàng có CAR mạnh nhất (17%). Nền tảng vốn lớn giúp VPB cải thiện sức mạnh bảng cân đối và có sức chống chịu cao hơn khi đối mặt với những thách thức vĩ mô.
Với nỗ lực thu hồi nợ, nâng cao chất lượng tài sản và chiến lược cho vay hợp lý để đối phó với biến chứng hơn, FE Credit đã tăng bựng bớt giảm tỷ lệ dự kiến sẽ chuyển từ lỗ sang lãi trong tương lai gần.
Diễn biến giá cổ phiếu VPB |
Chứng khoán VPBankS: Khuyến nghị nắm giữ VIB
VPBankS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB ), giá mục tiêu 21.786 đồng/cp theo luận điểm đầu tư:
VPBankS kỳ vọng vào sự phục hồi của mảng vay tiêu dùng và sản phẩm thẻ của VIB khi nền kinh tế phục hồi đi đôi với nền lãi suất thấp. Nhóm phân tích nhận thấy VIB triển khai rất nhiều chương trình để kích cầu tiêu dùng như ra mắt thẻ American Express hoàn tiền theo lựa chọn của khách hàng, tài trợ chương trình Anh trai say Hi, bổ sung đặc quyền sân bay tại nhiều sân bay quốc tế cho thẻ Travel Elite...
Do vậy, VPBankS kỳ vọng thu nhập ngoài lãi của VIB năm nay dù bị ảnh hưởng bởi thị trường bảo hiểm chưa thực sự hồi phục nhưng sẽ bù đắp được từ các khoản phí thẻ, và gia tăng từ các khoản xử lý rủi ro (write-off). Nhóm phân tích kỳ vọng tỷ lệ Non-II/TOI giữ vững được ở mức 24% thay vì mức 20% như các năm trước.
Hạn mức TTTD trong năm nay của VIB được cấp cao nhất trong các ngân hàng là 16,1%. Do VIB đã đẩy mạnh hợp tác liên kết tín dụng cho khối khách hàng doanh nghiệp, đồng thời, có thế mạnh ở tín dụng tiêu dùng ở khu vực phía Nam.
VPBankS kỳ vọng VIB vẫn có thể đẩy 90% room tín dụng trở lên. Đặc biệt khi sức mua của người dân vào mùa tín dụng cuối năm ở khu vực miền Nam không bị ảnh hưởng tiêu cực do bão Yagi như ở khu vực miền Bắc.