Trên thị trường, tính từ đỉnh 22.550 đồng hồi đầu tháng 1/2022, cổ phiếu FLC hiện đã rơi về mức 6.620 đồng (kết phiên 22/4) - tương ứng giảm hơn 70% thị giá.
Ngày 21/4/2022, Tập đoàn FLC đã nhận được quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) về việc đưa cổ phiếu FLC vào diện cảnh báo do chậm nộp báo cáo kiểm toán năm 2021 quá 15 ngày so với quy định.
Giải trình về vấn đề này, FLC cho biết Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt hiện đang là đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021 của FLC Group. Tuy nhiên, ngày 30/3/2022, công ty kiểm toán này đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ tư cách được kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng. Vì vậy báo cáo tài chính năm 2021 của FLC đến nay chưa được phát hành và công bố thông tin đúng thời hạn.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất tự lập, năm 2021, FLC đạt 6.772 tỷ đồng doanh thu và 162,7 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm lần lượt là 33.787 tỷ và 9.723 tỷ đồng.
Trên thị trường, tính từ đỉnh 22.550 đồng hồi đầu tháng 1/2022, cổ phiếu FLC hiện đã rơi về mức 6.620 đồng (kết phiên 22/4) - tương ứng giảm hơn 70% thị giá.
Liên quan đến Tập đoàn FLC, cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) Bộ Công an đã ra thông báo tìm người bị hại do hành vi “thao túng thị trường chứng khoán" của bị can Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC và đồng phạm.
Bị hại trong vụ án này được C01 nêu rõ là “những nhà đầu tư đã mua hơn 60,1 triệu cổ phiếu "họ FLC" vào ngày 10/1”.
C01 đề nghị các bị hại liên hệ với Phòng 4 thuộc C01 để giải quyết theo quy định của pháp luật; Địa chỉ: 47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội; số điện thoại trực ban: 069.2345860; số điện thoại di động: 091.858.6688, trước ngày 15.6.
Theo C01, quá trình điều tra vụ án “thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Tập đoàn FLC, CTCPCP Chứng khoán BOS và các đơn vị liên quan, xác định: Từ ngày 1/12/2021 - 10/1/2022, Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo 2 em gái mình là Trịnh Thị Thúy Nga, nguyên Phó Tổng Giám đốc Chứng khoán BOS và Trịnh Thị Minh Huế, nguyên cán bộ Ban Kế toán Tập đoàn FLC; Hương Trần Kiều Dung, nguyên Chủ tịch HĐQT Chứng khoán BOS; Nguyễn Quỳnh Anh, nguyên Tổng Giám đốc Chứng khoán BOS cùng các đối tượng khác cho mượn, sử dụng các tài khoản đã mở để mua bán chứng khoán, thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, đẩy giá cổ phiếu FLC từ 15.500 đồng ngày 1/12/2021 lên 24.050 đồng ngày 10/1/2022.
Sau đó, ngày 10/1, Trịnh Văn Quyết đặt lệnh bán 76.769.900 cổ phiếu FLC và khớp lệnh 74,8 triệu cổ phiếu FLC với giá trung bình 22.586 đồng/cổ phiếu nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch. Vụ việc bị phát giác đã khiến giá cổ phiếu FLC giảm sàn 8 phiên liên tiếp đồng thời gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư mua 60,1 triệu cổ phiếu FLC ngày 10.1/2022 cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán.
Trước đó, từ ngày 29/3/2022 đến nay, C01 đã lần lượt khởi tố bắt giam nhiều bị can liên quan để điều tra về tội danh “thao túng thị trường chứng khoán”, theo quy định tại điều 211 bộ luật Hình sự.
Hà Nội ra 'tối hậu thư' với 4 ô đất của Tập đoàn FLC ở Đại Mỗ 
Ông Trịnh Văn Quyết lâm bệnh, hoãn phiên tòa phúc thẩm