Con đập độc lạ nhất thế giới thách thức mọi quy luật khiến nước chảy ngược 'lên trời'
Là biểu tượng của công nghệ và kỹ thuật xây dựng thế kỷ 20, đập Hoover được biết đến với thiết kế đặc biệt, nước “quay lên trời” thay vì chảy xuống.
Đập Hoover nằm trên sông Colorado, tại biên giới giữa bang Nevada và Arizona. Được hoàn thành vào năm 1936, đập này ban đầu được gọi là đập Boulder, nhưng sau đó được đổi tên để tưởng nhớ Tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ, Herbert Hoover.
Với chiều cao hơn 220m và chiều dài hơn 380m, đập Hoover là một trong những công trình thủy điện  cao và lớn nhất thế giới.
Là một trong những con đập lớn nhất ở Mỹ, đập Hoover có thiết kế vòm bằng bê tông chịu lực. Trọng lượng chính xác của đập Hoover là khoảng 6,6 triệu tấn (6 triệu mét tấn). Đập Hoover được xây dựng bằng cách sử dụng hơn 4,3 triệu m3 (5,6 triệu m3) vật liệu xây dựng, bao gồm đá, cát, đất và bê tông. Được biết khối lượng bê tông dùng để xây đập đủ để xây dựng một tuyến đường cao tốc  dài hết chiều dài nước Mỹ.
Kinh phí xây dựng đập Hoover ban đầu là khoảng 49 triệu USD. Đây là một con số lớn và cho thấy sự đầu tư hàng đầu của chính phủ Mỹ vào công trình này.
Nhiều khách tham quan khi ghé địa điểm này đã chứng kiến những hiện tượng được cho là “bẻ cong” quy luật tạo hóa. Khi đổ nước xuống đập, du khách chứng kiến dòng nước được đẩy lên trên thay vì chảy xuống dưới. Hiện tượng này được cho giải thích do tốc độ gió ở nơi này cực cao do thủ thuật xây dựng “chống trọng lực” được áp dụng từ kỹ thuật khi xưa của người La Mã.
Thời xưa, người La Mã sử dụng mái vòm làm trụ đỡ khi xây dựng các công trình yêu cầu sự chắc chắn như cầu, cống dẫn nước, hay đền thờ . Đơn vị thi công đã thi công đập với những hình dạng mái vòm giúp tăng khả năng chịu lực cho đập nước.
Cách xây dựng này không chỉ khiến xảy ra hiện tượng nước chảy ngược lên mà còn khiến trọng lượng và áp suất nước trong đập di chuyển sang hai bên. Cấu trúc mạnh mẽ này của đập khiến các kỹ sư xây đập dự đoán công trình này có thể tồn tại đến 10.000 năm.
Công suất của đập Hoover là 2,08 gigawatt (GW). Để đạt được công suất này, đập Hoover sử dụng hệ thống thủy lực và điện tử phức tạp để điều khiển lưu lượng nước chảy qua các đường ống và bánh xe quay. Nước từ hồ chứa được hướng dẫn qua các turbine, tạo ra sức ép và sự chuyển động, từ đó tạo ra năng lượng cơ khí. Năng lượng này sau đó được chuyển đổi thành điện bằng các máy phát điện.
Công suất lớn của đập Hoover cho phép nó cung cấp điện cho hàng triệu người dân và các khu vực công nghiệp trong miền Tây Hoa Kỳ. Đồng thời, nó cũng đóng góp vào việc kiểm soát lũ lụt và cung cấp nước tưới cho vùng đồng bằng sông Colorado. Đập Hoover đã được công nhận là Di sản Quốc gia  của Hoa Kỳ vào năm 1985. Điều này cho thấy giá trị lịch sử, văn hóa và kỹ thuật của công trình này.
>> Chuyện ngôi làng đẹp như tranh ở Thụy Sĩ tặng 1,6 tỷ đồng cho người đến sinh sống