Cụm nhà máy quang thủy điện lớn nhất vận hành

30-06-2023 03:25|Quỳnh Thư

Nhà máy Kela đi vào hoạt động đầy đủ hôm 25/6, giúp hoàn thiện cụm nhà máy quang thủy điện lớn nhất thế giới.

Nằm ở khu vực cao nguyên thuộc lưu vực sông Nhã Lung của tỉnh Tứ Xuyên và có công suất gồm 1 GW từ các tấm pin mặt trời cùng 3 GW của các tổ máy thủy điện, nhà máy Kela có thể sản xuất 2 tỷ kWh điện/năm, tương đương với mức tiêu thụ năng lượng của hơn 700.000 hộ gia đình trong một năm. Đồng thời giúp tiết kiệm hơn 600.000 tấn than tiêu chuẩn và giảm hơn 1,6 triệu tấn khí thải CO2.

Nhà máy này là một phần của nền tảng sản xuất năng lượng tái tạo khổng lồ mà Chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch để nhắm đến mục tiêu cung cấp năng lượng sạch cho 100 triệu hộ gia đình nẳm dọc theo trên chiều dài 1.500 km của sông Nhã Lung.

Nhà máy Kela nằm ở độ cao từ 4.000 đến 4.600 mét so với mực nước biển tại xã Kha Lạp (Kela) châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên, miền Tây Nam Trung Quốc, khởi công xây dựng hồi tháng 7/2022. Dự án có diện tích khoảng 16 triệu m2, tương đương 2.000 sân bóng đá tiêu chuẩn.

Trạm điện mặt trời của dự án Kela có quy mô rất lớn với tổng cộng 527.000 cọc thép đỡ các tấm pin mặt trời. Nếu các cọc thép này được ghép nối với nhau, chúng sẽ có chiều dài 1.400 km. Thép được sử dụng cho mô-đun năng lượng mặt trời nặng gần 50.000 tấn, đủ để xây dựng một sân vận động quốc gia “tổ chim” khác ở Bắc Kinh.

Điện do các tấm pin mặt trời tạo ra tại nhà máy Kela sẽ được kết nối với nhà máy thủy điện Lưỡng Hà Khẩu cách đó 50 km. Sau đó, điện mặt trời sẽ kết hợp với thủy điện để đưa vào lưới điện. Thiết kế này giúp cân bằng sự dao động của năng lượng mặt trời, vốn giúp sản nhiều điện hơn vào ban ngày và ít hơn vào ban đêm, nhiều hơn vào những ngày nắng so với những ngày nhiều mây.

Nó cũng cho phép hệ thống điều chỉnh để phát điện trong thời gian dài hơn nhờ điện mặt trời được sản xuất nhiều hơn trong mùa khô và sản lượng thủy điện lớn hơn trong mùa mưa. Công nghệ này giải quyết vấn đề kết nối điện mặt trời với lưới điện một cách an toàn và tránh lãng phí, giải quyết sự phụ thuộc cố hữu của điện mặt trời vào thời tiết.

“Đây là ví dụ điển hình về sự phát triển năng lượng sạch tập trung quy mô lớn trên thế giới”, Tân Hoa Xã cho biết.

Với thiết kế lai, kết hợp năng lượng mặt trời và thủy điện, nhà máy này tận dụng hoạt động sản xuất năng lượng ổn định của thủy điện để bù đắp cho nguồn cung biến động từ năng lượng mặt trời do sự thay đổi của các điều kiện thời tiết.

Hiện tại, nhà máy Kela là dự án quang thủy điện đạt công suất quy mô GW đầu tiên trên thế giới. Trước đây, nhà máy quang thủy điện lớn nhất thế giới, có công suất 850 MW, nằm ở hẻm núi Long Dương của tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc.

Đây là giai đoạn đầu tiên của trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) về nền tảng năng lượng sạch sông Nhã Lung dự kiến đạt công công suất khoảng 50 GW vào năm 2030.

Theo Tân Hoa xã, khi được xây dựng hoàn chỉnh, nền tảng năng lượng sạch trên sông Nhã Lung sẽ có tổng công suất vượt quá 100 GW, sản xuất khoảng 300 tỉ KWh hàng năm, đủ phục vụ nhu cầu điện của cho 100 triệu hộ gia đình.

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cum-nha-may-quang-thuy-dien-lon-nhat-van-hanh-189975.html
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Cụm nhà máy quang thủy điện lớn nhất vận hành
    POWERED BY ONECMS & INTECH