Thế giới

Tái khởi động siêu dự án đường sắt cao tốc huyết mạch dài 350km nối 2 quốc gia Đông Nam Á sau 8 năm ‘đắp chiếu’

Ngọc Hân 20/12/2024 - 19:51

Sau gần 1 thập kỷ bị đình trệ, Chính phủ Malaysia đang cân nhắc khôi phục kế hoạch này, với kỳ vọng tạo động lực phát triển kinh tế khu vực và cải thiện kết nối biên giới.

Theo Fortune, cửa khẩu biên giới giữa Singapore và Malaysia là một trong những nơi bận rộn nhất thế giới.

Ước tính mỗi ngày có khoảng 350.000 người và 100.000 phương tiện cố gắng vượt qua biên giới, dẫn đến tình trạng ùn tắc kéo dài hàng giờ đồng hồ giữa Singapore và bang Johor của Malaysia.

Trong nhiều năm qua, 2 quốc gia đã cân nhắc một dự án đầy tham vọng nhằm rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển - đó là tuyến đường sắt cao tốc dài 350km nối Singapore với Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia. Tuyến tàu này có thể rút ngắn thời gian di chuyển từ 4 giờ đi ô tô (hoặc khoảng 1 giờ bay) xuống chỉ còn 90 phút.

Tuy nhiên, dự án tàu cao tốc đã liên tục gặp khó khăn về vấn đề tài chính kể từ khi được đề xuất lần đầu vào năm 2013.

Tái khởi động siêu dự án đường sắt cao tốc huyết mạch dài 350km nối 2 quốc gia Đông Nam Á sau 8 năm ‘đắp chiếu’ - ảnh 1
Giao thông trên Đường đắp cao Johor-Singapore từ thành phố Johor Bahru (Malaysia) vào đầu tháng 1/2024. Đây là một trong những tuyến đường giao thông đông đúc nhất thế giới. Ảnh: Aparna Nori

Tuần này, tập đoàn Malaysian Resources (MRCB) đã rút khỏi liên doanh các công ty tham gia đấu thầu dự án. Thông tin được tiết lộ trong một thông báo của Berjaya Corporation, thành viên của liên doanh. Theo thông báo, MRCB rút lui để theo đuổi các cơ hội chiến lược khác.

Được biết liên doanh này bao gồm Berjaya Rail, Keretapi Tanah Melayu, IJM cùng các đối tác kỹ thuật như Deutsche Bahn, Hitachi Rail và Hyundai Rotem. Nhà sáng lập Berjaya, ông Vincent Tan, khẳng định nhóm vẫn “kiên định với sứ mệnh mang đến một hệ thống tàu cao tốc đẳng cấp thế giới, góp phần cải thiện kết nối khu vực và phát triển kinh tế cho Malaysia”.

Dự án tàu cao tốc

Malaysia và Singapore đã đồng ý xây dựng tuyến tàu cao tốc dài 350km vào năm 2013 và ký thỏa thuận song phương vào năm 2016. Dịch vụ tàu theo kế hoạch sẽ được khởi động vào năm 2026.

Nhưng dự án đã bị đình trệ trong nhiều năm do các vấn đề chính trị và chi phí ước tính lên tới 22,2 tỷ USD. Ban đầu, thỏa thuận được ký kết giữa cựu Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak.

Đến năm 2018, sau khi ông Mahathir Mohamad giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, ông đã đặt câu hỏi về chi phí cho đường cao tốc. Malaysia sau đó trì hoãn dự án và chính thức hủy bỏ vào năm 2021.

Hiện nay, Thủ tướng đương nhiệm Anwar Ibrahim (nhậm chức năm 2022) đang bày tỏ sự quan tâm đến việc khôi phục dự án.

Tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Giao thông Anthony Loke cho biết Chính phủ Malaysia vẫn đang xem xét các kế hoạch liên quan đến tuyến tàu cao tốc, đồng thời tiết lộ rằng nước này có thể đưa ra quyết định trước cuối năm nay.

Dự kiến Malaysia và Singapore sẽ ký thỏa thuận vào tháng sau để triển khai một “khu kinh tế đặc biệt” dọc biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và nhân lực.

Theo Fortune

>> Trung Quốc hỗ trợ nước cạnh Việt Nam làm đường sắt cao tốc hơn 1.000km gồm 167 cầu, 75 đường hầm, chỉ 5 năm là hoàn thành

Hai quốc gia chủ chốt của BRICS xây siêu dự án đường sắt chiến lược, khai thác ‘kho báu' khổng lồ gần 300 triệu năm

Siêu dự án đường sắt cao tốc huyết mạch dài 450km nối sân bay và thành phố kinh tế: Vận tốc 300km/h, được Trung Quốc hỗ trợ thi công

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/tai-khoi-dong-sieu-du-an-duong-sat-cao-toc-huyet-mach-dai-350km-noi-2-quoc-gia-dong-nam-a-sau-8-nam-dap-chieu-132821.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Tái khởi động siêu dự án đường sắt cao tốc huyết mạch dài 350km nối 2 quốc gia Đông Nam Á sau 8 năm ‘đắp chiếu’
    POWERED BY ONECMS & INTECH