Vết tích chiến tranh đã mờ đi theo năm tháng, nhưng sự tích của những nam, nữ anh hùng trên cung đèo hiểm trở này vẫn được lịch sử khắc ghi.
Trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ
Đèo Đá Đẽo, một con đèo dài 17km nằm trên đường Hồ Chí Minh huyền thoại gắn với một thời hào hùng lửa đạn, thuộc địa phận xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình . Từ Đồng Hới lên đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh) rồi lên đèo Đá Đẽo chỉ chừng 100km.
Đèo ẩn mình sau bức màn xanh thẫm của rừng Trường Sơn ở phía tây tỉnh Quảng Bình. Với những khúc cua tay áo và cánh rừng già nguyên sinh, đèo Đá Đẽo là cung đường mà nhiều tay lái muốn thử thách.
Đèo Đá Đẽo có tên gọi như vậy bởi đèo nằm vắt ngang qua đỉnh một ngọn núi đá vôi với chiều dài hơn chục kilomet. Trong chiến tranh, đèo chỉ là một con đường mòn nhưng khi những thế hệ thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn, người đi trước đẽo đá mở đường cho người sau tiến bước, bởi vậy mà đèo có tên Đá Đẽo.
Khu vực Đèo Đá Đẽo địa hình đa dạng gồm đồi núi, thung lũng xen kẽ và bị chia cắt với một bên là núi cao, một bên là vực sâu, có các vòng cong gấp, sườn núi có độ dốc ngang lớn, lại bị xói lở nhiều. Khí hậu vùng này khắc nghiệt, mùa nắng gió Lào nhiệt độ cao, mùa mưa lũ lụt, mùa đông thì mưa dầm âm u kéo dài.
Trong thời chiến tranh, đèo Đá Đẽo là một trong những địa danh khốc liệt với nhiều chiến công lừng lẫy và cả những hy sinh mất mát. Bảy năm trời, vùng đèo Đá Đẽo chưa có lấy một ngày bình yên. Bom trên trời ào ào giội xuống, pháo từ ngoài hạm đội cấp tập bắn vào một đoạn đường đèo hơn 10 cây số. Tất cả bị băm nát, xới tung lên đến trơ đá, bật gốc. Đá Đẽo ngày đó ngỡ bị san phẳng thành bình địa dưới sức công phá của hàng trăm ngàn tấn đạn bom.
Ác liệt là thế, nhưng Đá Đẽo vẫn sừng sững, cùng những đôi bàn tay trần của hàng trăm chiến sĩ bộ đội, thanh niên xung phong cảm tử. Với tinh thần “máu có thể đổ, đường không thể tắc”, ngay sau khi tiếng bom vừa dứt, tất cả lại ào ra mặt đường khắc phục sửa chữa, phá bom nổ chậm.
Ngày nay, khi xây dựng đường Hồ Chí Minh, đèo Đá Đẽo đã được cải tạo, nâng cấp. Vết tích chiến tranh đã mờ đi theo năm tháng, nhưng sự tích của những nam, nữ anh hùng trên con đèo hiểm trở này vẫn được lịch sử khắc ghi.
Trên đỉnh đèo, tấm bia đá cao chừng 2m khắc dòng chữ “Đèo Đá Đẽo, trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ từ 1965 đến 1972” hiện ra lừng lững như một chứng nhân lịch sử không thể phai mờ.
Ẩn mình giữa núi rừng Trường Sơn
Ẩn mình giữa bức tranh hùng vĩ, xanh ngắt của núi rừng Trường Sơn, Đèo Đá Đẽo là cung đường được nhiều phượt thủ tìm đến. Với những khúc cua tay áo len lõi giữa những cánh rừng già nguyên sinh.
Địa hình khu vực đèo Đá Đẽo khá đa dạng với đồi núi, thung lũng xen kẽ và bị chia cắt bởi một bên là dãy núi cao, một bên là vự sâu thăm thẳm. Đèo với các đường vòng cua cong gấp, độ dốc khá lớn, bị xói lở nhiều. Khi hậu ở đây lại vô cùng khắc nghiệt với gió Lào nắng cháy, mưa lũ triền miên…
Ngay dưới chân đèo Đá Đẽo các bạn có thể bắt gặp thung lũng Chà Nòi, một khung cảnh hoang sơ tuyệt đẹp. Nằm tựa mình bên dãy núi đá vôi hùng vỹ thuộc Phong Nha Kẻ bàng, có sông, suối, bao quanh bởi những làn sương khói mờ ảo.
Ngoài ra, khi du lịch Đèo Đá Đẽo Quảng Bình, bạn cũng đừng quên tham quan thêm các địa điểm khác như động Phong Nha, động Thiên Đường. Đặc biệt là thưởng thức các món đặc sản như Bánh xèo Quảng Bình nhé.