Cung đèo 'tử thần' dài gấp 2 lần đèo dài nhất Việt Nam, gần 40 khúc cua tay áo siêu nguy hiểm, đến chính quyền cũng không khuyến khích trải nghiệm

15-03-2024 15:40|Hải Yến

Con đường đèo nối giữa hai thị trấn Of và Bayburt ở miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ được nhiều người lái xe coi là nguy hiểm nhất thế giới.

Trong nhiều năm qua, tuyến đường Yungas của Bolivia, được biết đến với cái tên "đường Tử thần", vẫn giữ vững danh tiếng là con đường nguy hiểm nhất thế giới. Hình ảnh và video về những chiếc xe chạy trên con đường đá sỏi quanh co qua dãy núi Cordillera Oriental, lên tới độ cao 4.650m, đã khiến Yungas trở thành điểm thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm tới Bolivia.

Tuy nhiên, theo một số nhà thám hiểm, có một con đường ít nổi tiếng hơn Yungas nhưng lại vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Nối tỉnh Đông Bắc Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ với Biển Đen, con đường núi D915 có vô số khúc cua và đoạn dốc nguy hiểm, làm cho việc đi qua trở nên nguy hiểm đối với mọi tài xế, kể cả những người lái xe có kinh nghiệm nhất.

Đường D915

(TyGiaMoi.com) - Đường D915

Lịch sử của con đường Babyburt - Of (D915) được cho là bắt đầu từ Chiến dịch Trebizond (1916-1918), dẫn đến việc quân Nga chiếm Trabzon. Con đường được xây dựng bởi lính Nga, chỉ sử dụng các dụng cụ cầm tay. Mặc dù mỗi đầu đường có một phần được trải nhựa, nhưng phần lớn của con đường vẫn là đá sỏi.

Con đường trải dài 105km, nối giữa hai thị trấn Of và Bayburt ở miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ, gấp 2 lần so với con đường đèo dài nhất Việt Nam - đèo Ô Quy Hồ dài khoảng 50km.

Ban đầu, D915 không có gì đặc biệt hay nguy hiểm cho đến khi những đoạn đường nhựa bị thay thế bằng đá sỏi, và đường trở nên hẹp và dốc hơn. Con đường này có tổng cộng 38 khúc cua, trong đó nổi tiếng nhất là vòng quay Derebaşı. 17 vòng quay trải dài 5,1 km, từ độ cao 1.712m đến 2.035m trên mực nước biển, với độ dốc đạt đỉnh 17%.

Con đường này có tổng cộng là 38 khúc cua tay áo

(TyGiaMoi.com) - Con đường này có tổng cộng là 38 khúc cua tay áo

Con đường này không có lan can bảo vệ khỏi vực sâu phía dưới, đoạn đường hẹp nhất lại rất nguy hiểm, và khi hai chiếc xe gặp nhau từ hai hướng, một chiếc phải lùi lại để nhường đường cho chiếc kia. Điều này đặc biệt nguy hiểm trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù hoặc mưa, điều này thường xuyên xảy ra ở đây, thậm chí vào mùa hè. Do tuyết và băng, việc di chuyển trên D915 trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều, nên thường đóng cửa từ tháng 10 đến cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm sau.

Không có lan can bảo vệ xuống vực sâu

(TyGiaMoi.com) - Không có lan can bảo vệ xuống vực sâu

Có những đoạn đường chỉ đủ cho 1 phương tiện đi qua mà không có chiếc xe nào khác ở phía trước

(TyGiaMoi.com) - Có những đoạn đường chỉ đủ cho 1 phương tiện đi qua mà không có chiếc xe nào khác ở phía trước

Một số đoạn đường trên D915 quá chật, khiến cho phương tiện lớn phải cố gắng di chuyển mà không có phương tiện nào khác đi từ hướng ngược lại. Điều này gây ra nhiều khó khăn bởi con đường này rất đông người và hàng trăm người dân địa phương sử dụng hàng ngày.

Khám phá con đường D915 đến đỉnh núi, du khách sẽ bị ấn tượng bởi vẻ đẹp hùng vĩ của nó. Tuy nhiên, vì hành trình đi lên rất khó khăn, giới chức địa phương không khuyến khích du khách trải nghiệm con đường này.

Trang dangerousroads.org từng tuyên bố: "Không từ ngữ và bức ảnh nào đủ nói lên hết mức độ nguy hiểm của con đường này".

*Theo OC

>> Khám phá con đường đá chìm xuyên biển đến một trong những hòn đảo nhỏ ‘độc lạ nhất miền Nam’

Ngọn núi cao 2.154m 'cõng' trên mình nhiều di tích Phật giáo đặc biệt, để lên tới đỉnh phải đi bộ qua con đường mòn đáng sợ và nguy hiểm nhất thế giới

Bí ẩn con đường hoa giấy dài 25km giữa đại ngàn ở Đồng Nai

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cung-deo-tu-than-dai-gap-2-lan-deo-dai-nhat-viet-nam-gan-40-khuc-cua-tay-ao-sieu-nguy-hiem-den-chinh-quyen-cung-khong-khuyen-khich-trai-nghiem-d118119.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Cung đèo 'tử thần' dài gấp 2 lần đèo dài nhất Việt Nam, gần 40 khúc cua tay áo siêu nguy hiểm, đến chính quyền cũng không khuyến khích trải nghiệm
    POWERED BY ONECMS & INTECH