Cuộc gặp gỡ của "Lão Hạc" và "Chị Dậu" trên thị trường chứng khoán

17-12-2021 17:11|Ba Lỗ

Vietravel, Quốc Tế Holding, Vinafood II,... bằng những cách nào đó đều đang hiện diện trong nhóm những doanh nghiệp kinh doanh bết bát trên thị trường chứng khoán từ vài quý đến vài năm trở lại đây.

"Lão Hạc" Vietravel: Bán con để trang trải dòng tiền

Ngày 15/12 vừa qua, HĐQT CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam – Vietravel (VTR) đã ra quyết định chuyển nhượng 55,58% cổ phần đang sở hữu tại CTCP Hàng không Lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) cho nhà đầu tư. Sau khi thương vụ hoàn tất, Vietravel Airlines không còn là công ty con của Vietravel.

Động thái trên được thực hiện ngay sau Vietravel Airlines tiến hành tăng vốn từ 700 tỷ lên 1.300 tỷ đồng và chuyển thành công ty cổ phần (trong đó Vietravel đã góp thêm 595,3 tỷ đồng và tỷ lệ sở hữu sau tăng vốn là 99,5%).

Tại kỳ họp ĐHCĐ thường niên, ban lãnh đạo công ty báo cáo kế hoạch tái cấu trúc Vietravel theo mô hình holdings. Theo đó, Vietravel Airlines không còn thuộc sở hữu trực tiếp của Vietravel. Vietravel Holdings sẽ trở thành công ty mẹ sở hữu cổ phần tại Vietravel và Vietravel Airlines. 

Vietravel Holdings mới đây đã được chấp thuận nhận chuyển nhượng gần 44% cổ phần Vietravel từ các cổ đông chủ chốt của công ty này.

Vietravel Airlines bắt đầu bay thương mại vào tháng 1/2021 và không lâu sau đó bị ảnh hưởng nặng do đại dịch COVID-19. Việc phải gánh thêm lỗ lớn của hãng hàng không khiến tình hình tài chính của Vietravel vốn đã khó khăn lại càng xấu hơn. Trong nửa đầu năm 2021, doanh thu hợp nhất của Vietravel giảm gần một nửa xuống 547 tỷ đồng; lỗ ròng 293 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đến cuối 30/6/2021 đã âm 118 tỷ đồng.

Trên báo cáo tài chính riêng, Vietravel đã dự phòng 239 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào hãng hàng không này. Với việc chuyển nhượng một phần vốn góp của Vietravel và không hợp nhất nữa, tình hình tài chính của Vietravel từ năm 2022 nhiều khả năng sẽ được cải thiện hơn.

"Chị Dậu" LHM: Nghèo bền vững sau mỗi kỳ BCTC

Sau khi công bố bán niên không lâu, CTCP Quốc Tế Holding (UpCOM: LMH) đã công bố báo cáo tài chính quý III/2021. 

Trong 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu của LMH chỉ đến từ mảng kinh doanh bất động sản đầu tư và giảm 70% so với cùng kỳ, ghi nhận gần 22 tỷ đồng. Không chỉ doanh thu giảm mạnh, công ty còn kinh doanh dưới giá vốn, dẫn đến lỗ gộp gần 4 tỷ đồng.

Được biết, trong nửa đầu năm 2021, doanh thu và giá vốn của LMH bằng với kết quả 9 tháng đầu năm. Như vậy, trong quý III/2021, gần như công ty này không phát sinh thêm đồng doanh thu nào.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, LMH lỗ hơn 12,2 tỷ đồng - không khác nhiều so với con số lỗ 6 tháng đầu năm 2021 (lỗ 12,2 tỷ đồng) trong báo cáo soát xét bán niên của LMH.

lhm.png
Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 của LMH (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: BCTC quý III/2021 của LMH

Điều chú ý là trong giải trình chênh lệch kết quả kinh doanh quý 3/2021, LMH cũng ghi nhận lỗ quý III cũng hơn 12,2 tỷ đồng.

Tổng tài sản của LMH tại thời điểm 30/9/2021 gần như không đổi so với đầu năm - duy trì trên 463 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ phải trả của công ty tăng 3% lên gần 325 tỷ đồng. Nợ vay giảm hơn một nửa so với đầu năm về gần 24 tỷ đồng nhờ việc hoàn tất thanh toán toàn bộ nợ dài hạn. Tuy nhiên, khoản mục phải trả người bán của công ty lại tăng 28% lên gần 120 tỷ đồng.

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Quốc tế Holding. Theo đó, LMH bị phạt 100 triệu đồng vì đã không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 9/12/2021.

Dù liên tiếp có kết quả thua lỗ nhưng diễn biến giá cổ phiếu LMH trên thị trường vẫn ghi nhận mức tăng tích cực. Cụ thể, tính đến phiên 17/12, giá cổ phiếu LMH đang ở mức 9.300 đồng - tăng gần 488% so với đầu năm.

Vinafood II: "Nạn đói" của chủ buôn lương thực

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021, Tổng CTCP Lương thực Miền Nam - CTCP - Vinafood II (UpCOM: VSF) ghi nhận doanh thu thần giảm 8% so với cùng kỳ còn 3.212 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh 84% lên hơn 25 tỷ đồng.

Kỳ này, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 16% và 10% so với cùng kỳ. Ngược lại, chi phí bán hàng tăng 18% lên mức gần 175 tỷ đồng.

VSF cũng báo lỗ ròng hơn 101 tỷ đồng - tăng so với mức lỗ hơn 68 tỷ đồng của cùng kỳ. Tạm tính, đây đã là quý thứ 7 thua lỗ liên tiếp của đơn vị.

vnf.png
Kết quả kinh doanh quý III/2021 của VSF (Đvt: Tỷ đồng)

Khép lại 9 tháng đầu năm, VSF ghi nhận doanh thu thuần giảm 4% so với cùng kỳ, xuống còn 12.461 tỷ đồng và lỗ ròng gần 248 tỷ đồng. Tổng lỗ lũy kế tại thời điểm cuối tháng 9/2021 được nâng lên gần 2.703 tỷ đồng.

Tổng tài sản của VSF ghi nhận gần 7,364 tỷ đồng - tăng 9% so với hồi đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng 32% lên hơn 809 tỷ đồng. Đáng chú ý, công ty ghi nhận thêm 126 tỷ đồng phải thu R And S Trader Pte.Ltd (đầu năm không ghi nhận khoản này).

Hàng tồn kho cũng tăng mạnh 63% lên hơn 2,127 tỷ đồng trong đó giá gốc nguyên liệu, vật liệu gần 992 tỷ đồng (gấp 3,8 lần) và thành phẩm gần 838 tỷ đồng (gấp đôi đầu năm).

ính đến 30/9/2021, nợ phải trả của VSF ghi nhận hơn 4.778 tỷ đồng - tăng 23% so với đầu năm (phần lớn đến từ nợ vay ngắn hạn đạt hơn 2.495 tỷ đồng (tăng 72%)).

Bầu Hiển 'bội thu’ lớn năm 2024: 2.900 tỷ đồng từ thoái vốn bảo hiểm và tham vọng với Vietravel Airlines

T&T Group của bầu Hiển xây dựng hệ sinh thái hàng không: Điểm khác biệt lớn nhất với 'đế chế' IPPG nhà 'vua hàng hiệu' Johnathan Hạnh Nguyễn

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cuoc-gap-go-cua-lao-hac-va-chi-dau-tren-thi-truong-chung-khoan-120770.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Cuộc gặp gỡ của "Lão Hạc" và "Chị Dậu" trên thị trường chứng khoán
    POWERED BY ONECMS & INTECH