Cuộc sống về hưu có thực sự an nhàn như nhiều người vẫn nghĩ?

19-07-2023 13:53|Mộc Hương

Nhiều người luôn nghĩ rằng sau khi nghỉ hưu sẽ bắt đầu một cuộc sống tuổi già tự do, an nhàn, nhưng không phải ai cũng được nghỉ ngơi như vậy. Đằng sau họ là vô vàn những câu chuyện thăng trầm.

Trên thực tế, chỉ có một số ít người có được cuộc sống hưu trí nhàn hạ uống trà, đi chơi. Xã hội còn rất nhiều người ở tuổi xế chiều nhưng vẫn phải lao động cật lực, cần mẫn làm việc để phụ giúp kinh tế gia đình. Vì họ còn trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ già, thậm chí còn cả con, cháu,...

Hoàn cảnh khó khăn, tiếp tục lựa chọn đi làm

Sau khi nghỉ hưu, ông Chen (63 tuổi) luôn tất bận với mọi thứ: “Tôi rất muốn nghỉ ngơi hưởng thụ cuộc sống hưu trí. Nhưng hoàn cảnh không cho phép, con còn đi học, bố mẹ già cũng đang cần sự chu cấp và báo hiếu. Mặc dù nghỉ hưu được 3 năm, tôi vẫn tìm việc để làm, bản thân không có ngày nhàn rỗi."

Trước lúc nghỉ hưu, ông Chen từng công tác trong quân đội nhiều năm, vì kết hôn muộn, 40 tuổi ông mới sinh con. Khi nghỉ hưu, cậu con trai đầu lòng ấy vừa tròn 20 tuổi mới vào đại học, còn bố mẹ ông tuổi đã ngoài 80 không có lương hưu. Các anh chị em còn lại đều làm nông nghiệp, kinh tế eo hẹp.

Mỗi tháng ông Chen tiêu tốn 1.000 nhân dân tệ để chi trả tiền thuốc cùng các chi phí khác cho bố mẹ. Với lương hưu chưa đến 6.000 nhân dân tệ, vợ chồng ông không đủ chi trả cho cho cuộc sống hiện đại cũng như lo tiền học cho con. Vì vậy, ông tiếp tục làm thêm. Công việc bảo vệ giúp ông có thêm 1.500 nhân dân tệ mỗi tháng, tuy việc này không quá vất vả nhưng mất nhiều thời gian.

"Tôi hy vọng cậu con trai có thể kết hôn và sinh con sớm hơn. Vì như tôi hiện tại đang phải chịu áp lực rất lớn", ông Chen bộc bạch.

Lựa chọn chăm cháu hay phụng dưỡng cha mẹ già?

Sau khi nghỉ hưu, sẽ về quê phụng dưỡng cha mẹ già, hay ở thành phố chăm sóc cô con dâu đang mang thai đứa con thứ hai và đưa đón cháu trai cả mới bắt đầu đi học mẫu giáo? Đây chính là vấn đề bà Zhang Chunhua từng gặp phải.

Khi nghỉ hưu, bà Chunhua lên thành phố chăm sóc cháu trai vừa chào đời. Bà dự định sẽ ở đây đến khi cháu trai vào mẫu giáo, sau đó về quê phụng dưỡng cha mẹ già. Thế nhưng, khi cháu trai vào nhà trẻ chưa được bao lâu, con dâu của bà lại mang thai.

Những năm qua, anh trai bà sống cùng và phụng dưỡng bố mẹ, điều này luôn khiến bà cảm thấy áy náy. Thi thoảng bà về thăm và gửi họ chút tiền tiêu vặt, mua một số nhu yếu phẩm hàng ngày.

Thật không may, trước Tết Nguyên đán 2023, anh trai bà mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao và qua đời bởi viêm phổi mãn tính. Từ đó, chị dâu chuyển đến sống cùng các cháu trên thành phố. Điều này khiến bà Chunhua gặp không ít khó khăn. Nhìn cháu trai vừa vào mẫu giáo, cô con dâu mới mang thai và nghĩ đến cha mẹ già vừa mất con, bà vô cùng lo lắng không biết phải làm sao.

Trước lời đề nghị được tiếp tục giúp đỡ việc trông cháu của con trai và con dâu, bà chưa có câu trả lời. Bà suy nghĩ rất nhiều, nhớ về nụ cười của bố mẹ khi bà đỗ vào đại học, cùng niềm vui của họ khi hay tin bà sẽ về quê sau khi nghỉ hưu. Vì vậy, bà quyết định đặt thẻ ngân hàng trên giường, lặng lẽ trở về Nam Dương chăm sóc bố mẹ già. Bà cũng chưa từng hối hận vì quyết định này.

Trở thành "bảo mẫu" chuyên nghiệp để chăm sóc mẹ già mất trí nhớ

“Năm 2021, khi mẹ chồng 81 tuổi của tôi vốn minh vẫn, cẩn thận lại có những đổi bất thường. Bà chẳng còn hứng thú với việc gì, thậm chí còn không đọc tờ báo yêu thích mỗi tối, bà thường xuyên quên uống thuốc, mở vòi nước xong không tắt, thậm chí tranh đồ chơi với các cháu nhỏ, đi quên đường về nhà,... Sau khi được đưa vào bệnh viện, bà được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer (chứng mất trí nhớ do tuổi già).” - Bà Li Mei (58 tuổi) cho biết.

Từ đó bà Mei đã trở thành một “bảo mẫu” chuyên nghiệp để chăm sóc mẹ chồng cao tuổi. Bà chia sẻ: "Tôi đã sống với mẹ chồng 33 năm. Giờ tôi đã học được cách xoa bóp, thường xuyên xoa vai, đấm lưng cho bà. Mẹ chồng tôi sẽ không phải lo lắng điều gì trong những năm cuối đời này." Bà Mei cũng cho biết thêm, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi về già là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi người con.

Dù bận rộn nhưng vẫn tìm niềm vui thư giãn cho bản thân

Dù đã nghỉ hưu và bận rộn cả ngày với việc “chăm sóc chồng ốm liệt giường cùng trông hai người cháu gái nhỏ, nhưng bà Zhao Zhen luôn dành thời gian để bản thân được thư giãn.

Ngày trước, bà Zhen thường xuyên bị cảm lạnh và bác sĩ khuyên nên tập thể dục nhiều hơn để tăng cường sức khỏe. Từ đó, bà đã học khiêu vũ trên quảng trường, học cách đi catwalk với bạn bè để trở thành người mẫu. Nhiều năm qua, dù luôn bận bịu nhưng bà chưa bao giờ từ bỏ sở thích của mình.

Cuộc sống về hưu có thực sự an nhàn như nhiều người vẫn nghĩ?

Bà Zhen nói: “Mỗi tối sau khi phục vụ cơm cho chồng và hai cháu gái, tôi đi khiêu vũ ở quảng trường, sau đó trò chuyện cùng các bạn hưu trí, điều này giúp tôi cảm thấy rất thoải mái”.

Vào cuối tuần khi con gái được nghỉ, bà Zhen mặc quần áo lộng lẫy trở thành người mẫu và đi catwalk cùng bạn bè. Bà cũng nói rằng, tham gia các hoạt động này giúp có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần, không chỉ đem lại hạnh phúc cho gia đình mà còn đóng góp cho xã hội.

Có thể thấy, không ít người sau khi nghỉ hưu vẫn phải tiếp tục mưu sinh kiếm tiền hay dành thời gian chăm lo phụng dưỡng cha mẹ già và con cái nhỏ. Tuy nhiên, cuộc sống là do chúng ta chọn lựa, nếu được hãy chọn những điều tích cực, để có niềm vui, sức khỏe và quan trọng nhất ta không hối hận với những quyết định đó.

Lao động được về hưu trước 10 tuổi trong trường hợp nào?

Sự thật đằng sau những ‘tour du lịch 0 đồng’: Cạm bẫy nguy hiểm nhắm vào người cao tuổi

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cuoc-song-ve-huu-co-thuc-su-an-nhan-nhu-nhieu-nguoi-van-nghi-192897.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Cuộc sống về hưu có thực sự an nhàn như nhiều người vẫn nghĩ?
    POWERED BY ONECMS & INTECH