Jeonse là hình thức cho thuê nhà phổ biến ở Hàn khi không đủ tiền sở hữu bất động sản, tuy nhiên, giá nhà suy giảm khiến họ có nguy cơ mất cả tiền lẫn nơi ở.
Người Hàn Quốc xem việc thuê nhà theo hình thức "Jeonse" là một giải pháp khi không đủ tiền sở hữu bất động sản.
Theo đó, người thuê chỉ cần đặt cọc một lần 70% giá trị ngôi nhà, sau đó không phải trả bất kỳ khoản tiền thuê nhà hàng tháng nào trong vòng 2 năm. Khi hết hợp đồng người thuê được hoàn trả tiền cọc đầy đủ.
Đặt cược vào thị trường nhà ở
Hình thức cho thuê nhà miễn phí này đem lại những lợi ích cho chủ nhà cũng như người thuê nhà trong thời gian dài khi giá bất động sản và lãi suất tăng cao.
Người thuê nhà có thể đi vay để đặt cọc thuê nhà, nhưng lãi suất khoản vay này vẫn rẻ hơn tiền thuê, đặc biệt phổ biến với những người trẻ trong độ tuổi 20-30, khi họ không đủ khả năng tài chính để mua bất động sản.
Còn chủ nhà được vay không lãi suất để thực hiện giấc mơ sở hữu căn nhà riêng ở nơi có sinh hoạt thuộc loại đắt nhất thế giới.
Với những lợi ích kể trên, các nhà đầu tư kiêm chủ sở hữu bất động sản trẻ tuổi những năm gần đây đã tham gia một đợt mua ồ ạt căn hộ bằng cách sử dụng tiền đặt cọc theo hình thức jeonse của người thuê nhà với hy vọng thị trường nhà ở sẽ tiếp tục tăng giá.
Tuy nhiên, giá nhà sụt giảm nghiêm trọng ở Hàn Quốc đã gây ra nhiều vấn đề với những người đang thuê nhà Jeonse. Cụ thể, giá nhà trung bình đã giảm 12% và giá thuê jeonse giảm 7% trong hai năm tính đến tháng 1 vừa rồi.
Khi các chủ nhà không trả lại tiền đặt cọc đúng thời hạn quy định, điều này đã khiến niềm tin của những người thuê nhà trẻ tuổi bị suy yếu.
Mắc kẹt trong những căn nhà miễn phí
Kim - một nhân viên văn phòng 35 tuổi - chỉ muốn khuyên đồng nghiệp và bạn bè mình đừng bao giờ đầu tư vào bất động sản chỉ vì hy vọng nó có thể tăng giá.
Khi thị trường nhà ở đang ở đỉnh cao, Kim đã tận dụng lợi thế của khoản đầu tư đòn bẩy "jeonse" để mua bất động sản nhà ở giai đoạn 2020-2021. Và giờ đây Kim đang phải trả giá rất đắt cho hành động này.
“Không giống như đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy jeonse phải trả lại một khoản tiền khổng lồ cho người thuê nhà vào ngày hết hạn hợp đồng. Số tiền thường lên đến hàng trăm triệu won.
Nhưng hầu hết các nhà đầu tư đều mong đợi sự tăng giá của không chỉ tài sản đầu tư mà cả tiền thuê. Vì thế, một số đã mua nhiều căn nhà bằng cách sử dụng tiền cọc của người đi thuê. Thật không may, chu kỳ tăng giá đột ngột kết thúc vào năm 2022. Giá nhà và giá thuê nhà đã giảm mạnh trong hai năm qua”, Kim giải thích.
Yoo Ha Jin ngước nhìn căn hộ mình thuê ở Seoul, cô chỉ nhận lại 45% khoản tiền cọc jeonse khi chủ căn hộ phá sản. |
Ngoài ra, một số nhà đầu tư trẻ phải chuyển sang vay tư nhân lãi suất cao để trả lại tiền đặt cọc. Nếu họ không làm như vậy, những ngôi nhà sẽ ngay lập tức được đưa ra đấu giá.
Yoo Ha Jin, 28 tuổi, đã hối hận vì đã không mua bảo hiểm cho khoản tiền cọc jeonse khi ký hợp đồng thuê nhà vào tháng 3/2021.
Đến năm 2022, chủ nhà của cô tuyên bố phá sản và bán đấu giá lại chính căn nhà cô đang ở. Yoo có thể chỉ nhận lại nhiều nhất là 45% số tiền cọc ban đầu. Điều đó có nghĩa cô đã mất 33 triệu won (25.000 đô la) trong khoản cọc jeonse.
Sắp khởi công siêu dự án khu đô thị lấn biển rộng gần 29km2 của Vingroup tại TP. HCM 
Đây là phân khúc duy nhất ít chịu sự tác động khi Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất