Đầu tư đường dây đi qua 5 huyện miền núi đưa điện từ nước láng giềng về Việt Nam
Dự án này sử dụng đến tổng diện tích hơn 1,1ha đất rừng trồng.
Mới đây, HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 122/QĐ-UBNDthông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án Đường dây 220kV Trường Sơn - Đô Lương (đoạn lãnh thổ Việt Nam) đấu nối Nhà máy điện gió Trường Sơn vào hệ thống điện Việt Nam với tổng diện tích hơn 1,1ha rừng trồng.
Nhà đầu tư được tỉnh Nghệ An chấp thuận là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) có trụ sở số 18 Trần Nguyên Hãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
> > Hé lộ thời điểm hoàn thành tuyến đường tránh gần 40km tại tỉnh rộng thứ 2 Tây Nguyên 
Dự án có quy mô xây dựng mới 2 mạch đường dây 220kV, với chiều dài khoảng 80,66km. Đầu tư mở rộng 2 ngăn lộ 220kV trên phần diện tích đất phía Tây giáp Trạm biến áp 220kV Đô Lương hiện hữu. Tổng vốn đầu tư hơn 685 tỷ đồng.
Tuyến đường dây được xây dựng trên địa bàn các huyện: Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương và Đô Lương của tỉnh Nghệ An.
Phần mở rộng ngăn lộ 220kV tại Trạm biến áp 220kV Đô Lương được thực hiện trên phần diện tích đất giáp phía Tây trạm biến áp hiện hữu thuộc huyện Đô Lương tỉnh, Nghệ An.
Dự kiến, dự án hoàn thiện việc thi công và đóng điện trong quý IV/2025.
Mục tiêu của dự án nhằm truyền tải công suất của Nhà máy điện gió Trường Sơn (Lào) về Việt Nam, góp phần giải quyết trực tiếp tình trạng thiếu điện khu vực miền Bắc; tăng cường liên kết lưới điện giữa miền Bắc Việt Nam với quốc gia Lào.
Trước đó, vào tháng 5/2024, Chính phủ đã chấp thuận đề nghị của Bộ Công Thương nhập điện gió từ Lào về Việt Nam ở Dự án Nhà máy điện gió Trường Sơn, cũng như chủ trương đầu tư lưới điện đấu nối.
Dự án Nhà máy điện gió Trường Sơn được đầu tư tại tỉnh Bolykhămxay, Lào có quy mô 250MW, điện lượng trung bình hàng năm 715,2 triệu kWh/năm; diện tích khảo sát làm dự án khoảng 24,812ha; diện tích chiếm đất khoảng 90ha; tiến độ dự kiến đưa vào vận hành đóng điện trước ngày 31/12/2025. Dự án do Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển năng lượng Việt Lào làm chủ đầu tư. Phương án kinh doanh là BOO, bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo Hiệp định giữa hai Chính phủ...
Quá trình đầu tư dự án, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển năng lượng Việt Lào đã đề xuất bán điện từ dự án này cho Việt Nam, với mức giá trần nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam cho loại hình nhà máy điện gió là 6,95 US cents/kWh (gần 1.700 đồng/kWh theo thời giá hiện tại).
> > Việt Nam sắp xây dựng một khu vực giống như Quảng trường Thời Đại của Mỹ