Vĩ mô

Đề xuất giao các địa phương ‘tăng trưởng GRDP ít nhất 8%’

Phúc Lam 06/02/2025 - 11:37

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 diễn ra chiều 5/2, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương thông tin, Hội nghị Trung ương tháng 1/2025 đã quyết định nhiều nội dung quan trọng, trong đó có điều chỉnh mức tăng trưởng kinh tế năm 2025.

Ông Phương cho biết, theo Nghị quyết của Quốc hội, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế được giao là 6,5 – 7% phấn đấu từ 7 – 7,5% trong năm 2025. Tuy nhiên, Trung ương đã có quyết nghị và chỉ đạo sẽ điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm 2025 phải đạt từ 8% trở lên, bù lại tăng trưởng thấp của những năm trước.

Tăng trưởng kinh tế năm 2025 từ 8% trở lên tạo đà cho những năm tiếp theo tăng trưởng 2 con số (trên 10%).

Ông Phương nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, thách thức nhưng cần thiết để Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập cao vào năm 2045.

Thứ trưởng cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xin ý kiến các thành viên Chính phủ về Nghị quyết để cụ thể hóa mục tiêu tăng trưởng, giao chỉ tiêu đến từng địa phương, bộ ngành. Theo đó, mục tiêu tăng trưởng GRDP đề xuất với các địa phương từ 8% trở lên.

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ giao bổ sung một số chỉ tiêu phát triển ngành, lĩnh vực về sản xuất công nghiệp, du lịch, tiêu dùng gắn với trách nhiệm của các bộ, cơ quan cụ thể.

Ông Phương nhấn mạnh: “Các bộ ngành, địa phương phải quyết tâm, nỗ lực cao hơn. Thậm chí, công việc thực hiện phải gấp đôi, hiểu đơn giản là mỗi người làm việc gấp hai bình thường mới có thể đạt mục tiêu”.

Ngoài ra, thể chế được coi là nguồn lực cho phát triển, là khâu đột phá. Do đó, việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật là yêu cầu cấp thiết để tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế đối với các dự án đầu tư, sớm khai thông nguồn lực lâu nay vẫn chưa đưa được vào nền kinh tế.

Đề xuất giao các địa phương ‘tăng trưởng GRDP ít nhất 8%’

Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương trả lời tại họp báo, ngày 5/2. Ảnh: VGP

Cùng với đó, tăng đầu tư sẽ là động lực quan trọng tác động tức thì đến nền kinh tế. Thứ trưởng cho biết, Chính phủ chỉ đạo tiết kiệm 10% chi thường xuyên, giảm tỷ trọng khoản này xuống dưới 60% chi ngân sách để dành nguồn lực cho đầu tư. Cùng với đó, nhà điều hành cũng dự kiến triển khai sớm một số dự án quan trọng như tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Ngoài ra, trong bối cảnh kênh huy động vốn trung và dài hạn như chứng khoán, trái phiếu còn vấn đề, tín dụng sẽ là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế.

Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, mức tăng trưởng 8%, hướng tới 10% của năm 2025 được căn cứ vào các điều kiện thực tiễn.

Năm 2023, tăng trưởng GDP đạt gần 7%, tín dụng tăng 14,55%. Năm 2024, tăng trưởng GDP là 7,09%, tín dụng tăng 15,08%. Như vậy, trong 2% tăng trưởng tín dụng có 1% tăng trưởng GDP.

Năm nay, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra của ngành ngân hàng là 16%. Phó Thống đốc chia sẻ thêm, việc điều hành chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục linh hoạt, phù hợp với chính sách tài khóa, chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ sẽ đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế. Chính sách lãi suất hợp lý nhằm thu hút vốn huy động. Trong trường hợp cần vốn đầu tư, Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng công cụ điều hành.

Các cơ quan điều hành tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm mặt bằng lãi suất bằng cách cắt giảm chi phí, ứng dụng công nghệ. Ngoài ra, tỷ giá sẽ được giữ theo hướng ổn định, được can thiệp khi cần thiết để đảm bảo ở mức hợp lý, tránh tâm lý găm giữ ngoại tệ.

>>Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn nhất châu Á năm 2025

Đến năm 2030, kinh tế số TPHCM đạt 50% GRDP

Vùng đồng bằng sở hữu tới 4 tỉnh thành có GRDP tăng trưởng 2 con số, FDI cao nhất cả nước

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/de-xuat-giao-cac-dia-phuong-tang-truong-grdp-it-nhat-8-274827.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Đề xuất giao các địa phương ‘tăng trưởng GRDP ít nhất 8%’
    POWERED BY ONECMS & INTECH