Địa phương có quy mô kinh tế lớn top 2 cả nước sau sáp nhập vừa đón tin vui
Địa phương này nằm trong danh sách 11 tỉnh, thành không sáp nhập.
Tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW về phương án sắp xếp 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, có 11 tỉnh, thành không nằm trong danh sách sáp nhập, trong đó có thành phố Hà Nội .
Theo VnExpress, sau sáp nhập, vai trò “đầu tàu kinh tế” của TP.HCM càng rõ nét khi GRDP gần gấp đôi Hà Nội nếu cộng thêm quy mô của Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương.
Theo đó, dựa vào số liệu thống kê đến cuối năm 2024, quy mô kinh tế của TP.HCM sau sáp nhập đạt hơn 2,7 triệu tỷ đồng, dẫn đầu cả nước. Thành phố Hà Nội với quy mô kinh tế đạt hơn 1,4 triệu tỷ đồng, đứng thứ hai cả nước.
Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong 4 tháng đầu năm 2025 ước thực hiện 310,2 nghìn tỷ đồng, đạt 61,4% dự toán pháp lệnh năm và tăng 58,9% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, thu nội địa 297,9 nghìn tỷ đồng; thu từ dầu thô 1,1 nghìn tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 11,2 nghìn tỷ đồng.
Một số lĩnh vực thu chủ yếu trong thu nội địa 4 tháng đầu năm 2025: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước thực hiện 38,1 nghìn tỷ đồng, đạt 47,3% dự toán năm và tăng 9,7% cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 15,1 nghìn tỷ đồng, đạt 49,8% và tăng 13,8%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 64 nghìn tỷ đồng, đạt 62,2% và tăng 60,4%; thuế thu nhập cá nhân 24,4 nghìn tỷ đồng, đạt 48,8% và tăng 27,5%; thu tiền sử dụng đất 54,2 nghìn tỷ đồng, vượt 27,6% và gấp 9,4 lần; thu lệ phí trước bạ 2,4 nghìn tỷ đồng, đạt 33,7% và tăng 20,1%; thu phí và lệ phí 7,6 nghìn tỷ đồng, đạt 32,3% và giảm 0,9%.
>> Hai tỉnh này khi ‘về chung một nhà’ có 43 khu công nghiệp, điểm sáng hút vốn đầu tư
![]() |
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet |
Về thu hút đầu tư nước ngoài, trong 4 tháng đầu năm 2025, Hà Nội thu hút 1.480 triệu USD vốn FDI, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó: Đăng ký cấp mới 114 dự án với số vốn đạt 41 triệu USD; 45 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 1.198 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần 111 lượt, đạt 241 triệu USD.
Ước tính 4 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 5%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 3,8%; khai khoáng giảm 9,2%.
Trong 4 tháng đầu năm nay, một số ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao so với cùng kỳ như: Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 17,1%; sản xuất xe có động cơ tăng 15,3%; dệt tăng 15,2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 14,8%; sản xuất kim loại tăng 8,5%; sản xuất máy móc, thiết bị khác tăng 34,1%.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 6,4 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước. Một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ như: Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 863 triệu USD, tăng 38,7%; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 851 triệu USD, tăng 17,5%; máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 841 triệu USD, tăng 7,7%; hàng dệt may đạt 710 triệu USD, tăng 14,5%; hàng nông sản đạt 550 triệu USD, tăng 9,9%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 300 triệu USD, tăng 16,3%; hàng hóa khác đạt 1.715 triệu USD, tăng 23,4%
Về hoạt động du lịch, tiếp đà tăng trưởng trong quý I/2025, sang tháng 4/2025, Hà Nội đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới. Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2.538 nghìn lượt người, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, tính chung 4 tháng đầu năm 2025, Hà Nội giải quyết việc làm cho 88,1 nghìn lao động, đạt 52,1% kế hoạch năm, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm 2024.
>> Trước khi sáp nhập với Bình Phước, tỉnh này vừa đón tin vui
Hà Nội và TPHCM được bầu 125 đại biểu HĐND, tăng 30 đại biểu sau sáp nhập
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng