Diễn biến mới nhất cuộc điều tra chống bán phá giá thép nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, dự kiến kết quả điều tra sơ bộ sẽ được công bố vào tháng 12 tới.
Chiều 23/10, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, ông Chu Thắng Trung, đã cung cấp thông tin cập nhật về cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo ông Trung, hiện tại, trong nước chỉ có hai doanh nghiệp sản xuất thép cán nóng với tổng công suất 8,6 triệu tấn. Lượng thép này vừa được sử dụng trong nước vừa xuất khẩu với tỷ lệ 50-50. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thép cán nóng trong nước vào khoảng 13 triệu tấn mỗi năm, dẫn đến việc nhập khẩu trở thành nguồn bổ sung quan trọng cho thị trường trong nước.
Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. |
>> Thái Lan điều tra chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam 
Dựa trên hồ sơ yêu cầu từ ngành sản xuất thép cán nóng trong nước, Bộ Công Thương đã ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng HRC nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc. Mục tiêu của cuộc điều tra là nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước.
Phó Cục trưởng Chu Thắng Trung cho biết, theo quy trình, Cục Phòng vệ thương mại hiện đang tiến hành đánh giá và xác định liệu có hành vi bán phá giá từ các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nước ngoài hay không, đồng thời xem xét tác động của việc gia tăng nhập khẩu đối với ngành sản xuất trong nước.
Nếu có đủ bằng chứng cho thấy ngành sản xuất thép trong nước bị thiệt hại đáng kể do hành vi bán phá giá, Cục Phòng vệ thương mại sẽ kiến nghị Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời nhằm hạn chế tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp trong nước.
Bộ Công Thương đã ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng HRC nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc |
Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, cũng bổ sung rằng, trong thời gian gần đây, việc nhập khẩu thép cán nóng đã tăng mạnh, và có những dấu hiệu rõ ràng để tiến hành điều tra. Tuy nhiên, việc xác định liệu sự gia tăng này có gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hay không sẽ cần được điều tra kỹ lưỡng. Theo ông Tân, dự kiến kết quả điều tra sơ bộ sẽ được công bố vào tháng 12 tới.
Trước đó, vào ngày 19/3, Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG ) và Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa đã nộp hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ vào Việt Nam lên Cục Phòng vệ thương mại của Bộ Công Thương. Đến ngày 26/7, Bộ Công Thương ra quyết định khởi xướng điều tra CBPG đối với một số sản phẩm thép HRC nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Chính sách chống bán phá giá thép: Bước ngoặt giúp ngành thép Việt Nam trỗi dậy? 
Úc khởi xướng điều tra chống bán phá giá thanh cốt thép cán nóng xuất xứ từ Việt Nam