Doanh nghiệp 'bỏ' vận tải, vay trăm tỷ 'lướt sóng' loạt cổ phiếu hot trên sàn
Đây là một trong số ít doanh nghiệp “tay ngang” đầu tư chứng khoán có lãi trên sàn.
Kết phiên giao dịch ngày 25/2, cổ phiếu MHC  của CTCP MHC (HoSE) tăng kịch trần lên mức 7.870 đồng.
MHC được biết đến là một doanh nghiệp vận tải thuần túy, nhưng phần lớn lợi nhuận của công ty trong nhiều năm nay lại đến từ hoạt động đầu tư chứng khoán. Đây cũng là một trong số ít doanh nghiệp “tay ngang” đầu tư chứng khoán có lãi trên sàn.
Doanh thu mảng chính teo tóp, liên tục "đi lệnh" ở các cổ phiếu hot
Năm 2023, MHC ghi nhận doanh thu tăng 2,6 lần so với cùng kỳ, đạt 131,6 tỷ đồng. Đáng chú ý, doanh thu bất động sản tăng vọt lên 113,7 tỷ đồng – gấp 3,45 lần năm trước. Ngược lại, mảng vận tải đi ngang ở mức 17 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ 147 tỷ đồng từ doanh thu tài chính (phần lớn từ lãi đầu tư chứng khoán), MHC báo lãi 25,7 tỷ đồng, tích cực hơn so với mức lỗ 30,8 tỷ đồng của năm trước đó.
Năm 2024, doanh thu của MHC giảm sốc còn 14,3 tỷ đồng – mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ. Tuy nhiên, hoạt động tài chính tiếp tục đóng vai trò chủ lực khi mang về 58,6 tỷ đồng (dù giảm gần 90 tỷ đồng so với năm trước), giúp công ty báo lãi sau thuế 11,8 tỷ đồng dù mảng cốt lõi báo lỗ gộp.
Tại thời điểm cuối năm 2024, danh mục chứng khoán kinh doanh của MHC đạt 450 tỷ đồng, tăng 51% so với đầu năm và chiếm phân nửa tổng tài sản. Công ty cũng tăng khoản trích lập dự phòng lên 7,4 tỷ đồng.
![]() |
Nguồn: BCTC quý IV/2024 của MHC |
>> 'Ôm' hàng chục triệu cổ phiếu EIB, EVF, một doanh nghiệp tay ngang báo lỗ quý II 
Cùng với việc gia tăng giá trị danh mục cổ phiếu, MHC cũng xuất hiện khoản vay ngắn hạn 212 tỷ đồng trong năm, cho thấy công ty tận dụng nguồn vốn ngắn hạn để đẩy mạnh đầu tư chứng khoán.
Quý IV/2023, MHC lãi lớn khi bán toàn bộ cổ phiếu Tập đoàn Gelex (GEX ) và Chứng khoán VIX ; hạ tỷ trọng cổ phiếu Eximbank (EIB ) để dồn lực mua mới cổ phiếu EVF  (cuối tháng 6/2024 có giá gốc 105 tỷ đồng – giảm so với mức 156 tỷ đồng hồi đầu năm, giá hợp lý là 136,4 tỷ đồng).
Tuy nhiên, cuối năm 2024, MHC đã thoái vốn khỏi EVF, chuyển sang đầu tư vào cổ phiếu SEA  (Thủy sản Việt Nam) và PET  (Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí) với giá gốc lần lượt 78,2 tỷ và 67,6 tỷ đồng. Các khoản đầu tư này đang hoặc hòa vốn hoặc có lãi hàng chục tỷ đồng.
Rủi ro tài chính tiềm ẩn
MHC đang đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn khi chuyển hướng sang đầu tư chứng khoán, thay vì tập trung vào lĩnh vực vận tải truyền thống. Trong năm 2024, doanh thu chính của công ty chỉ đạt 14,3 tỷ đồng, mức thấp nhất sau hơn hai thập kỷ, trong khi lợi nhuận chủ yếu đến từ đầu tư chứng khoán. Điều này khiến MHC phụ thuộc lớn vào biến động thị trường, đặc biệt khi danh mục cổ phiếu hiện tại chiếm 50% tổng tài sản.
Rủi ro càng gia tăng khi MHC sử dụng đòn bẩy tài chính mạnh để đầu tư cổ phiếu, với khoản vay ngắn hạn 212 tỷ đồng trong năm. Nếu thị trường chứng khoán đảo chiều, công ty sẽ phải đối mặt với áp lực trả lãi vay và nguy cơ thua lỗ lớn.
Ngoài ra, MHC liên tục thay đổi danh mục đầu tư từ EVF, GEX, VIX sang SEA và PET, cho thấy chiến lược đầu tư mang tính đầu cơ cao, thiếu sự ổn định dài hạn. Với việc doanh thu cốt lõi đi xuống và lợi nhuận phụ thuộc vào đầu tư chứng khoán, MHC đối mặt với rủi ro lớn nếu thị trường không còn thuận lợi.
>> Cái hay của 1 doanh nghiệp vận tải sàn HoSE: Chốt lời cổ phiếu GEX, VIX, trúng mánh EIB, EVF 
EVF giảm sâu về giá gốc, MHC bán ra toàn bộ 10,3 triệu cổ phiếu 
'Ôm' hàng chục triệu cổ phiếu EIB, EVF, một doanh nghiệp tay ngang báo lỗ quý II