Doanh nghiệp mong muốn Chính phủ nhanh chóng đưa ra các chính sách hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp như hạ lãi suất vay, có các chính sách hỗ trợ về nhập khẩu nguyên liệu.
Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về nguyên liệu, về sản xuất, về thủ tục.
(TyGiaMoi.com) - Cơ sở hạ tầng thiếu thốn
Cụ thể, cơ sở hạ tầng cảng biển của Việt Nam còn yếu kém, chưa đồng đều. Một số tỉnh đã đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển tương đối, một số tỉnh cảng cá đầu tư chưa đến đâu, còn tạm bợ và thiếu thốn rất nhiều. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý khai thác biển của chúng ta chưa bài bản, chưa được đồng tư đồng bộ về nhân lực và vật lực, hệ thống quản lý khai thác từ tàu thuyền tới cảng biển rồi tới chi cục chưa được điện tử hóa, còn rất thô sơ nên sai sót nhiều. Hệ thống cấp giấy chứng xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác (S/C) và giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác (C/C) còn nhiều bất cập... Điều này đang ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp.
Do đó, vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển của nước ta hiện nay rất quan trọng. Chúng ta muốn phát triển nghề cá chuyên nghiệp và truy xuất được nguồn gốc thì cảng cá cần được đầu tư bài bản và hiện đại để tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý có thể quản lý tốt, dữ liệu khai thác đồng bộ và doanh nghiệp có thể dễ dàng thu mua nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu.
(TyGiaMoi.com) - Thiếu hụt cung nguyên liệu
Cùng với đó, nguồn lợi biển Việt Nam hiện đang ngày càng cạn kiệt và ở mức báo động. Trong khi, số lượng tàu đánh bắt nhiều, nhưng số tàu đánh bắt đạt hiệu quả chỉ chiếm khoảng 30 – 40%, các tàu đánh bắt được huề vốn cũng chỉ ở mức 30 – 40%, số còn lại thì đều thua lỗ hoặc đang nằm bờ. Đây có thể nói là một sự lãng phí lớn.
Do đó, cùng với việc đầu tư về cơ sở hạ tầng hoạt động khai thác biển của Việt Nam cũng cần có quy hoạch tổng thể để tái tạo nguồn lợi biển đang bị cạn kiệt. Chính phủ cần có chính sách định hướng rõ ràng về vấn đề này, ví dụ như thực hiện điều tra, xem xét và đánh giá trữ lượng loài, đồng thời đánh giá lại số lượng tàu thuyền để quản lý năng lực đánh bắt tại các tỉnh sao cho phù hợp và hiệu quả, quy định về sản lượng khai thác của từng loài…. Vấn đề này cần được giải quyết sớm vì nó ảnh hưởng tới đời sống của bà con ngư dân và hoạt động của doanh nghiệp.
Theo đánh giá, nguồn cung nguyên liệu trong nước đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp thiếu rất nhiều, chỉ được khoảng 20 - 40% nhu cầu của các doanh nghiệp. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp đang phải tìm kiếm các nguồn cung từ bên ngoài. Với nguồn nguyên liệu nhập khẩu, doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc giải quyết các vấn đề về việc làm cho công nhân và nâng cao được năng suất sản xuất đáp ứng được các đơn hàng xuất khẩu. Lợi thế của chúng ta là có hệ thống nhà máy sản xuất được đầu tư một cách bài bản đạt tiêu chuẩn châu Âu. Do đó, việc nhập khẩu nguyên liệu là hướng đi đúng đắn để duy trì nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của các nhà máy.
Trong năm 2023, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thị trường thế giới suy thoái, nên nhiều doanh nghiệp bị giảm đơn hàng phải hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa một số nhà máy trong quý I. Tuy nhiên, sang đầu quý II, các nhà máy đã bắt đầu hoạt động trở lại và hoạt động xuất khẩu đã khởi sắc hơn so với quý I. Dự kiến, quý III hoạt động xuất khẩu sẽ tốt hơn so với 2 quý trước. Nhưng nguồn nguyên liệu sẽ khó khăn vì sản lượng khai thác tại các vùng biển trên thế giới đang giảm, cùng với đó các lệnh cấm khai thác tại các vùng biển bắt đầu có hiệu lực, và mùa mưa bão tới sẽ làm giảm nguồn cung.