Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu thuận lợi, giá bán tiếp tục tăng cao, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã công bố kết quả kinh doanh quý I cũng như dự phóng mục tiêu cả năm 2022 với những con số tăng trưởng ấn tượng.
Theo thống kê trong tháng 3/2022 vừa qua, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 1 tỷ USD qua đó đưa kim ngạch quý I/2022 đạt trên 2,5 tỷ USD (tăng gần 46% so với cùng kỳ năm 2021). Tháng 3 cũng là lần đầu tiên giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam cán mốc 1 tỷ USD/tháng.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam - VASEP, so với hồi đầu năm, hiện giá nguyên liệu cá tra và các chi phí đầu vào đang tăng mạnh sẽ tác động đến việc tiếp tục tăng giá xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong những tháng tới.
Dự báo trong quý II/2022, xuất khẩu thủy sản tiếp tục tăng cao với mức 2,8 – 2,9 tỷ USD, tăng khoảng 23 - 24% so với quý II năm ngoái. VASEP dự báo xuất khẩu những tháng tới tiếp tục đà tăng trưởng khả quan vì nhu cầu từ các thị trường đang mạnh.
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu thuận lợi, giá bán tiếp tục tăng cao, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã công bố kết quả kinh doanh quý I cũng như dự phóng mục tiêu cả năm 2022 với những con số tăng trưởng ấn tượng.
Mới đây, CTCP Thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC) mới đây công bố kết quả kinh doanh quý I với doanh thu đạt 3.276 tỷ đồng - tăng 83% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 553 tỷ đồng - tăng gấp 4 lần so với số lãi 131,5 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái.
Theo VHC, kết quả trên chủ yếu do sự tăng trưởng mạnh của các mặt hàng Công ty đang kinh doanh gồm cá tra tăng 93%, sản phẩm phụ tăng 46%, sản phẩm sức khỏe tăng 87% và các sản phẩm khác tăng lên 685%. Sản phẩm bánh phồng tôm tăng 46%, gạo tăng 15% và giá trị gia tăng sản phẩm tăng 19%. Doanh thu tăng trưởng tốt ở trên tất cả các khu vực như tại thị trường Mỹ tăng 161% châu Âu tăng 27%, Trung Quốc tăng 71% và Việt Nam tăng 100% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tương tự, CTCP Đầu tư và Phát triển đa quốc gia (IDI) ước đạt hơn 1.000 tỷ đồng doanh thu và gần 200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý đầu năm. Đây là mức kỷ lục về lợi nhuận theo quý trong lịch sử hoạt động của công ty.
Theo ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị IDI, công ty đã tích trữ được khối lượng nguyên liệu lên tới 1.400 tỷ đồng giá 17.000 - 18.000 đồng/kg nhờ 3 kho lạnh trong thời gian các tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách xã hội, nay giá cá tăng cao, khan hiếm nguồn cung đã tạo cơ hội lớn cho IDI.
Một doanh nghiệp khác là CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL) cũng ghi nhận doanh thu quý I đạt 325,4 tỷ đồng; dù sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng lãi sau thuế lại đạt 62,6 tỷ đồng - tăng gấp gần 6 lần cùng kỳ năm ngoái.
Với khởi đầu thuận lợi trong quý đầu năm 2022, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra khá lạc quan khi đặt kế hoạch sản xuất - kinh doanh 2022 tăng mạnh so với năm 2021.
Chẳng hạn, Vĩnh Hoàn đặt mục tiêu doanh thu cả năm đạt 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.600 tỷ đồng, lần lượt tăng 44% và 36% so với cùng kỳ. Đây cũng là kế hoạch cao nhất kể từ khi lên niêm yết (năm 2007) đến nay.
Tương tự, IDI đặt kỳ vọng năm nay đem về 8.300 tỷ đồng doanh thu - tăng 45% so với năm 2021 và 900 tỷ đồng lãi sau thuế - gấp 6,6 lần mức thực hiện năm trước
Cùng chiều, Thủy sản ACL dự kiến doanh thu thuần đạt 1.450 tỷ đồng (tăng 20%) và lãi trước thuế đạt 200 tỷ đồng, gấp 4 lần năm trước.
Kết thúc quý I, công ty này đã hoàn thành gần 22% kế hoạch doanh thu và thực hiện được gần 36% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Xuất khẩu nối dài kỳ tích 
Ai chịu trách nhiệm vụ gần 3.000 tấn giá đỗ ngâm chất cấm trong Bách Hóa Xanh?