Doanh thu bán lẻ hàng hoá trong 6 tháng đầu năm tại tỉnh Ninh Bình ước tính đạt trên 19.152,2 tỷ đồng, riêng doanh thu từ ô tô con là 952,1 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu bán lẻ hàng hóa toàn tỉnh ước đạt trên 19.152,2 tỷ đồng, tăng 13,1% so với 6 tháng năm 2021.
Tất cả các nhóm hàng đều có tổng mức bán lẻ tăng khá, cụ thể: nhóm lương thực, thực phẩm ước đạt 5.631,9 tỷ đồng; hàng may mặc 1.343,5 tỷ đồng; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình 2.080,5 tỷ đồng; vật phẩm, văn hoá, giáo dục 313,1 tỷ đồng; gỗ và vật liệu xây dựng 3.203,9 tỷ đồng; ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) 952,1 tỷ đồng; phương tiện đi lại (trừ ô tô con kể cả phụ tùng) 1.145,5 tỷ đồng, xăng, dầu các loại 2.007,3 tỷ đồng, tăng 26,0%; nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) 436,3 tỷ đồng; đá quý, kim loại quý và sản phẩm 754,1 tỷ đồng; hàng hoá khác 788,2 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 495,8 tỷ đồng.
Trong tháng 6, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt gần 465,4 tỷ đồng, tăng 18,5% so với tháng cùng tháng năm trước; doanh thu lữ hành ước đạt 0,3 tỷ đồng (trong khi tháng 6/2021 các đơn vị kinh doanh lữ hành phải tạm ngừng hoạt động vì ảnh hưởng của dịch Covid-19); doanh thu một số ngành dịch vụ khác ước đạt 262,2 tỷ đồng.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt gần 2.603,6 tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ.
Cũng theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình, tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý trên địa bàn 6 tháng đầu năm ước được 7.521,1 tỷ đồng, đạt 52,8% dự toán, tăng 4,7% so với cùng kỳ. Trong đó, thu từ thuế, phí, lệ phí và thu khác ngân sách là 6.773,9 tỷ đồng, đạt 51,2% dự toán, bằng 99,3% so với cùng kỳ; thu tiền sử dụng đất ước là 747,2 tỷ đồng, đạt 74,7% dự toán, tăng 107,8% so với cùng kỳ.
Đánh giá chi tiết theo từng khoản thu, sắc thuế thì thấy, có một số khoản thu đạt khá so với dự toán giao là: thu từ DNNN địa phương ước đạt 72,1% dự toán, bằng 127,5% so với cùng kỳ; thuế TNCN ước đạt 79,5% dự toán, bằng 128,6% so với cùng kỳ; thu khác ngân sách ước đạt 53,3% dự toán, bằng 84,3% so với cùng kỳ...
Trong các khoản thu này, thuế thu nhập cá nhân là nổi bật nhất, trong 6 tháng ước đạt 218,6 tỷ đồng, tăng 28,6% so với cùng kỳ. Số nộp chủ yếu của khu vực này đến từ nguồn tiền lương, tiền công chiếm 58% tổng số nộp thuế thu nhập cá nhân.
Cụ thể, tính đến hết tháng 5, của riêng Tập đoàn Thành Công là 43,6 tỷ đồng, chiếm 39% số nộp thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.
Các khoản thu quan trọng khác cũng theo sát tiến độ dự toán như thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc dân ước đạt 5.694,8 tỷ đồng, đạt 51,4% dự toán, bằng 102,2% so với cùng kỳ; thu từ DNNN trung ương ước đạt 106,1 tỷ đồng, bằng 41,6% dự toán, bằng 83,4% so với cùng kỳ. Ngoài ra, số thu từ tiền sử dụng đất được 747,2 tỷ đồng, đạt 74,7% dự toán, tăng 107,8% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, vẫn còn một số khoản thu chưa đạt tiến độ là thuế bảo vệ môi trường ước đạt 214,3 tỷ đồng, đạt 47,6% dự toán, bằng 56,7% so với cùng kỳ; lệ phí trước bạ 159,6 tỷ đồng, đạt 48,4% dự toán, bằng 91,8% so với cùng kỳ...
Nguyên nhân là do việc áp dụng chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường với các loại xăng dầu, mỡ nhờn theo Nghị quyết 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 của UBTVQH và tình trạng khan hàng không có xe để bán vì thiếu linh kiện trầm trọng, đặc biệt là các chip điện tử.
Cục Thuế tỉnh Ninh Bình cũng cho biết tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng ước đạt 10.450,5 tỷ đồng, bằng 52,2% dự toán năm và giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, thu nội địa ước đạt 7.521,1 tỷ đồng (chiếm 72,0% tổng thu), bằng 47,3% dự toán năm và tăng 4,7%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 2.929,2 tỷ đồng (chiếm 28,0% tổng thu), đạt 71,4% dự toán và giảm 15,5%.
Siêu phẩm tay ga 'cổ tích' chỉ 2.000 chiếc của Honda sắp đổ bộ Việt Nam 
'Đối thủ Honda SH Mode' giảm giá bất ngờ, chỉ 41 triệu đồng sở hữu ngay mẫu xe ga đẳng cấp