Hoạt động xuất khẩu của Malaysia liên tục suy yếu trong khi đồng USD tăng mạnh. Sự kết hợp của 2 yếu tố này có thể đẩy ringgit xuống mức thấp kỷ lục.
Theo Bloomberg, đồng ringgit của Malaysia chỉ còn khoảng 2% nữa là chạm mốc 4,8850 ringgit đổi 1 USD, mức thấp nhất kể từ năm 1998 khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á  gây ảnh hưởng tồi tệ đến các đồng tiền của khu vực.
Tổng cộng đồng tiền này đã giảm gần 4% trong năm nay.
Khoon Goh, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á tại ANZ, nhận định: “Có nguy cơ đồng ringgit sẽ lập mức đáy thấp nhất mọi thời đại mới. Nguyên nhân là do xuất khẩu không phục hồi như ở nhiều nền kinh tế châu Á  khác và tăng trưởng kinh tế vẫn mờ nhạt”.
Đồng ringgit bước vào giai đoạn suy yếu. Nguồn: Bloomberg |
Nền kinh tế Trung Quốc suy yếu đang gây tổn hại cho xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á này, vốn đã giảm tháng thứ 10 liên tiếp trong tháng 12/2023.
Bloomberg cho biết, mặc dù Malaysia vẫn giữ được thặng dư tài khoản vãng lai, tỷ lệ trên GDP của nước này đã giảm xuống gần mức thấp nhất trong 20 năm, hạn chế sự hỗ trợ cho đồng nội tệ.
Dữ liệu thương mại cho tháng 1 sẽ được công bố vào hôm 20/2.
Xuất khẩu sụt giảm cũng ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế của Malaysia. Cùng với những lo ngại về sự ổn định chính trị và đồng USD tăng, triển vọng đối với đồng ringgit được nhiều chuyên gia đánh giá có vẻ rất ảm đạm.
Các nhà giao dịch sẽ theo dõi dữ liệu lạm phát trong tuần này và đưa ra manh mối về khả năng duy trì lãi suất cũng như hỗ trợ tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Malaysia, nếu sức mạnh của đồng bạc xanh chiếm ưu thế khi các nhà đầu tư giảm sự kỳ vọng vào việc hạ lãi suất của Fed.
Christopher Wong, chiến lược gia tiền tệ tại tập đoàn ngân hàng Oversea-Chinese, bình luận: “Nếu đồng USD tiếp tục tăng cao hơn, có thể do chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed bị đẩy lùi hoặc xảy ra sự kiện giảm rủi ro nào lớn hơn, thì rủi ro đối với đồng ringgit vẫn còn tồn đọng”.
Để chắc chắn, hầu hết các nhà phân tích đều dự báo đồng ringgit sẽ mạnh hơn vào cuối năm nay khi đà tăng trưởng kinh tế của Malaysia đạt được mức tăng mới. OCBC nhận thấy đồng tiền này sẽ phục hồi lên mức 4,60 ringgit đổi 1 USD, trong khi ANZ dự đoán mức 4,45.
Ngân hàng trung ương cũng dự kiến giữ nguyên lãi suất cơ bản cho đến năm 2024, ngay cả khi Fed nới lỏng chính sách tiền tệ.
Ông Wong nói: “Điều này sẽ thu hẹp chênh lệch lợi suất giữa Mỹ và Malaysia, tăng khả năng đồng ringgit phục hồi”.
>> Malaysia hướng tới trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu châu Á
Tỷ lệ thất nghiệp ở Australia đạt đỉnh 2 năm, đồng nội tệ mất giá 
Vua và Hoàng hậu Malaysia dẫn chương trình truyền hình