Bất động sản

Dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc hơn 17.800 tỷ Biên Hòa - Vũng Tàu đón tin vui

An Nhiên 17/11/2024 15:00

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thành phần 3 đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện đã được trải những thảm nhựa đầu tiên, phấn đấu sẽ thông xe kỹ thuật vào tháng 4/2025.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài gần 54km, khởi công từ giữa tháng 6/2023, được chia thành 3 dự án thành phần với tổng vốn đầu tư hơn 17.800 tỷ đồng.

Dự án này có quy mô 4-6 làn xe và được kỳ vọng là tuyến giao thông trọng điểm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ.

Dự án thành phần 1 dài 16km do tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư.

Dự án thành phần 2 dài 18,2km do Bộ Giao thông vận tải quản lý.

Dự án thành phần 3 dài 19,5km thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng, do tỉnh thực hiện.

Dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc hơn 17.800 tỷ Biên Hòa - Vũng Tàu đón tin vui
Công nhân hiện đang gia cố thanh sắt phân làn để khi trải nhựa không bị tràn ra ngoài. Lớp nhựa đầu tiên được đổ cao hơn 10cm. Ảnh: Vietnamnet

Dự án thành phần 3 bắt đầu từ Km34+200, nối với dự án thành phần 2 qua Đồng Nai và kết thúc tại Km53+700 giao với Quốc lộ 56 - tuyến tránh TP. Bà Rịa. Đoạn tuyến này có quy mô 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, bề rộng nền đường từ 24,75-27m. Phần giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy mô 6 làn xe hoàn chỉnh, với bề rộng trung bình khoảng 67m.

>> Đồng Tháp chi hơn 540 tỷ để làm đường rộng 40m dẫn đến làng hoa lớn nhất miền Tây

Liên danh nhà thầu gồm Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải, Công ty Cổ phần 479 Hòa Bình và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 703 đảm nhận thi công với hơn 15 mũi thi công, 225 thiết bị và 415 nhân sự. Tính đến thời điểm hiện tại, khối lượng công việc đã hoàn thành khoảng 50%, giá trị xây lắp đạt 42%.

Dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc hơn 17.800 tỷ Biên Hòa - Vũng Tàu đón tin vui
Đoạn tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Ảnh: Internet

Trên toàn tuyến, có 11 cây cầu và 1 hầm chui dân sinh đang được đồng loạt triển khai.

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải, phần đường đã hoàn thành việc vét hữu cơ, đắp đất K95, K98 và cấp phối đá dăm. Hiện có 79/80 vị trí cống qua đường đã hoàn thành, với 0,8/19,5km bê tông nhựa bán rỗng được thi công.

Tại đoạn cuối gần Quốc lộ 56, những thảm nhựa bán rỗng đầu tiên đã được Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng 703 thi công, tạo nên khung cảnh đẹp mắt giữa những cánh đồng lúa khi nhìn từ trên cao.

Đoạn do Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải phụ trách, dài 14,2km, cũng đang chuẩn bị trải nhựa trong vài ngày tới sau khi hoàn tất công đoạn tưới bám dính.

Chủ đầu tư cam kết đảm bảo tiến độ thi công. Theo dự kiến, dự án thành phần 3 sẽ thông xe kỹ thuật vào ngày 30/4/2025 và hoàn thiện, nghiệm thu vào tháng 9/2025. Theo kế hoạch năm 2024, các cây cầu chính sẽ cơ bản hoàn thành, các cầu còn lại hoàn thiện mố trụ. Phần đường sẽ đạt 15/19,5km bê tông nhựa bán rỗng.

Trong khi dự án thành phần 3 đảm bảo tiến độ, 2 dự án thành phần còn lại tại Đồng Nai với tổng chiều dài 34km lại đang gặp khó khăn do thiếu mặt bằng và nguồn vật liệu san lấp. Đây là những thách thức lớn cần sớm được tháo gỡ để đảm bảo tiến độ chung của toàn tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Sau khi hoàn thiện, dự án cao tốc này không chỉ đóng vai trò là động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh vùng Đông Nam Bộ mà còn góp phần giảm tải áp lực giao thông trên Quốc lộ 51, tăng kết nối vùng và thúc đẩy phát triển cảng biển, du lịch và công nghiệp của khu vực.

>> Tòa nhà kỳ lạ nhất trên thế giới ở Việt Nam: Không gian bên trong như mê cung, được ví như 'cánh rừng kỳ ảo giữa đời thực'

Khám phá con ngách có dãy cổng vòm độc lạ duy nhất ở Hà Nội: Như một góc ẩn giấu chất thơ giữa Hồ Tây

Sân bay Cát Bi sẽ đón nhà ga hàng hoá hơn 700 tỷ vào năm 2026

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/du-an-thanh-phan-thuoc-tuyen-cao-toc-hon-17800-ty-bien-hoa-vung-tau-don-tin-vui-260533.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc hơn 17.800 tỷ Biên Hòa - Vũng Tàu đón tin vui
    POWERED BY ONECMS & INTECH