Elon Musk trở thành 'nhân viên Chính phủ đặc biệt', được tiếp cận hệ thống chứa thông tin 'nhạy cảm' nhất của Mỹ
CEO Tesla đã gây chú ý trong những ngày gần đây khi nhóm của ông được cấp quyền truy cập hoặc đã kiểm soát nhiều hệ thống của Chính phủ.
Mới đây, ngày 3/2, Nhà Trắng cho biết tỷ phú Elon Musk  hiện được coi là "nhân viên Chính phủ đặc biệt". Theo Bộ Tư pháp Mỹ, nhân viên Chính phủ đặc biệt là người đang hoặc dự kiến làm việc cho Chính phủ trong 130 ngày hoặc giai đoạn ngắn hơn 365 ngày.
Cụ thể, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt nói: "Tôi có thể xác nhận ông ấy là nhân viên Chính phủ đặc biệt và tuân thủ mọi luật liên bang hiện hành. Tôi không biết ông ấy được hưởng quyền truy cập thông tin đến mức độ nào, nhưng sẽ kiểm tra và thông báo lại sau".
Được biết, vị CEO Tesla đã gây chú ý trong những ngày gần đây khi nhóm của ông được cấp quyền truy cập hoặc đã kiểm soát nhiều hệ thống của Chính phủ. Theo một số chuyên gia, chức danh này cho phép Elon Musk làm việc cho Chính phủ liên bang nhưng có thể tránh được các quy định về công khai xung đột lợi ích và tài chính áp dụng cho nhân viên Chính phủ thông thường.
Ngoài ra, Musk cũng được phép tiếp cận Hệ thống Chi trả Liên bang, Hệ thống quản lý ngân sách tại Bộ Tài chính Mỹ, kiểm soát hơn 6.000 tỷ USD ngân sách Liên bang mỗi năm, phân bổ tiền an sinh xã hội, phúc lợi y tế, lương công chức, tiền tài trợ và hợp đồng với các nhà thầu. Đáng chú ý, đây là một trong những hệ thống chứa thông tin nhạy cảm nhất của Chính phủ Mỹ.
Ông Donald Trump  nhấn mạnh: "Elon không thể và sẽ không làm bất cứ điều gì mà không có sự chấp thuận của chúng tôi và chúng tôi sẽ chấp thuận khi thích hợp; khi không thích hợp, chúng tôi sẽ không chấp thuận".
>> Elon Musk nhận tin dữ khi vừa thành 'Bộ trưởng', chuyện gì đã xảy ra? 
Nhà Trắng chuẩn bị cho 2 triệu nhân viên liên bang nghỉ việc 
Nhà Trắng nói Tổng thống Trump sẽ phi hạt nhân hóa Triều Tiên