FRT, XMC, TLH và loạt doanh nghiệp rời bảng xếp hạng VNR500 2024, tiếc cho 'vua gạo' và 'vua tôm'
CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố bảng xếp hạng VNR500 năm 2024, trong đó vinh danh Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Đây là năm thứ 18 Vietnam Report ghi nhận và tôn vinh những doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế.
Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2024 theo xếp hạng của Vietnam Report |
Dẫn đầu bảng xếp hạng, Tập đoàn Vingroup (VIC ) tiếp tục giữ vững vị trí doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024, Vingroup - dưới sự điều hành của tỷ phú Phạm Nhật Vượng - sở hữu khối tài sản lên đến hơn 791.000 tỷ đồng, tăng 120.000 tỷ so với đầu năm và gấp hơn 3,7 lần quy mô của Tập đoàn Hòa Phát (HPG).
Nguồn: Vietnam Report |
Năm nay, bảng xếp hạng VNR500 chứng kiến sự biến động đáng kể với 102 doanh nghiệp rời khỏi danh sách so với năm 2023. Trong đó, nhiều tên tuổi quen thuộc đã vắng mặt sau nhiều năm góp mặt. Đáng chú ý là FPT Retail (FRT ), doanh nghiệp từng duy trì vị trí trong Top 100 suốt 6 năm kể từ khi lọt vào VNR500 năm 2018. Năm 2023, FPT Retail thậm chí đạt vị trí thứ 19. Tuy nhiên, đến năm 2024, cái tên này đã không còn trong danh sách.
Ngoài FPT Retail, còn có 5 doanh nghiệp từng nằm trong Top 100 năm 2023 nhưng vắng mặt trong năm nay gồm: Thép Nguyễn Minh, Thủy sản Minh Phú (MPC ), Tập đoàn Lộc Trời (LTG ), Dịch vụ và Thương mại Mesa và Dầu khí Hải Phát. Đây đều là những doanh nghiệp lâu năm trong VNR500 như Thép Nguyễn Minh góp mặt liên tục 10 năm, Minh Phú và Mesa xuất hiện 15/17 lần và Lộc Trời góp mặt 16/17 lần. Các khó khăn về kinh doanh và nội bộ là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến vị thế của họ.
Tập đoàn Lộc Trời gặp nhiều biến động trong năm qua, đặc biệt là khó khăn về kinh doanh và thay đổi lãnh đạo khi cựu Tổng Giám đốc Nguyễn Duy Thuận rời vị trí. Tương tự, Thủy sản Minh Phú gặp thách thức lớn khi doanh thu xuất khẩu giảm mạnh, khiến doanh nghiệp báo lỗ trong năm vừa qua.
>> Chọn con đường 'nhân trị', Chủ tịch Lộc Trời (LTG) đương đầu với khủng hoảng ở tuổi xế chiều 
Danh sách năm nay cũng thiếu đi một số doanh nghiệp lớn khác như Truyền thông TK-L (góp mặt 17 năm liên tiếp trước đó), Vimedimex (VMD), Xuất nhập khẩu Thiên Nam (TNA), Thép Tiến Lên (TLH ), Dầu khí An Pha, Thương mại Đại Dũng, Fecon, Nhựa Đông Á, Xây dựng Xuân Mai (XMC ), Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR), Sơn Hải Phòng và May Đồng Nai.
Những biến động trong VNR500 năm 2024 phản ánh một năm đầy thử thách đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, khi nền kinh tế đối mặt với khó khăn từ cả trong và ngoài nước.
Tiêu chí lựa chọn và xếp hạng doanh nghiệp của Vietnam Report: Doanh nghiệp hạch toán độc lập không phân biệt vốn sở hữu, có tư cách pháp nhân, được thành lập theo pháp luật Việt Nam. Dữ liệu đánh giá tính đến thời điểm 31/12 của năm trước đó.
Các tiêu chí đánh giá chính bao gồm: Doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, tổng tài sản, tổng số lao động.
Mô hình xếp hạng: Bảng xếp hạng VNR500 được xây dựng dựa trên tiêu chí doanh thu. Các tiêu chí khác như tổng tài sản, tổng số lao động, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, uy tín doanh nghiệp trên truyền thông cũng được tham chiếu để đánh giá hiện trạng sức mạnh tổng thế của doanh nghiệp.
>> Vingroup (VIC) vượt Hòa Phát (HPG), trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam 
Hòa Phát (HPG) nắm dần lợi thế trong cuộc cạnh tranh với thép Trung Quốc 
Hai trụ cột 'nhà' Vingroup (VIC) chính thức trở thành Thương hiệu Quốc gia