Giá heo hơi liên tục tăng là nguyên nhân chính khiến giá cổ phiếu ngành chăn nuôi tăng mạnh.
Từ đầu năm 2024 đến nay trên thị trường khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam, giá heo hơi đã liên tục tăng nhẹ. Nhiều địa phương đã ghi nhận mức giá đến 58.000 đồng/kg. Nhờ sự tăng giá đó, cổ phiếu chăn nuôi luôn lọt vào "mắt xanh" của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 11/3 tiếp tục lặng sóng và dao động trong khoảng 56.000-57.000 đồng/kg. Như vậy, giá heo hơi đi ngang ngày thứ 11 liên tiếp.
Theo đó, mức giá cao nhất khu vực 57.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội.
Ở chiều ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực 56.000 đồng/kg được ghi nhận tại Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Phú Thọ, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tuyên Quang.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay đi ngang trên diện rộng và dao động trong khoảng 54.000-57.000 đồng/kg.
Theo đó, mức giá cao nhất khu vực 57.000 đồng/kg được ghi nhận tại Lâm Đồng, Bình Thuận.
Ở chiều ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực 54.000 đồng/kg được ghi nhận tại Quảng Bình.
Ngoại trừ Ninh Thuận, thương lái đang thu mua heo hơi với giá 56.000 đồng/kg.
Các địa phương khác trong khu vực gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk đang cùng thu mua heo hơi với giá 55.000 đồng/kg.
Tại khu vực phía Nam, giá heo hơi hôm nay không ghi nhận sự biến động mới và dao động trong khoảng 56.000-58.000 đồng/kg.
Theo đó, mức giá cao nhất khu vực 58.000 đồng/kg được ghi nhận tại Đồng Nai, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng.
Ở chiều ngược lại, mức giá thấp nhất khu vực 56.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bình Dương, An Giang, Trà Vinh, Bến Tre.
Các địa phương còn lại trong khu vực ghi nhận giá heo hơi chung mức 57.000 đồng/kg.
>> ĐHĐCĐ thường niên 2024: Dabaco (DBC) mời cổ đông tham quan nhà máy vaccine 
Giá heo hơi liên tục tăng cũng là nguyên nhân chính khiến giá cổ phiếu ngành chăn nuôi tăng mạnh. Bất chấp sóng gió thị trường, nhóm cổ phiếu ngành chăn nuôi trên sàn đang tăng mạnh.
Cổ phiếu nhà "heo ăn chay" BAF trong phiên sáng ngày 11/3 đã tăng hơn 3,5% lên 27.850 đồng/cp, tăng 8% so với thời điểm đầu năm, dù trong năm 2023, tình hình kinh doanh của CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam không mấy khả quan khi báo lỗ gần 30 tỷ đồng.
Trong khi đó, Tập đoàn Dabaco đi theo mô hình 3F nên niềm vui đang "kép". Dabaco không chỉ đón tin vui giá heo hơi đầu ra tăng mạnh mà còn hưởng lợi khi giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi ở vùng đáy nhiều năm. Bên cạnh đó, thông tin nhà đầu tư kỳ vọng là vaccine dịch tả lợn châu Phi được công ty nghiên cứu thành công chờ ngày sản xuất thương phẩm. Hiện tại, Dabaco không chỉ có nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà khắp cả nước mà còn có hệ thống nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi quy mô lớn. Dabaco cũng có nhà máy sản xuất dầu thực vật (dầu nành) nhờ đó tận dụng được phế phẩm từ sản xuất dầu ăn để làm thức ăn chăn nuôi.
Ghi nhận nhiều tin vui cùng lúc, cổ phiếu DBC tăng mạnh thời gian qua. Trong phiên sáng 11/3, cổ phiếu DBC tiếp tục tăng hơn 4,4% lên mức 30.500 đồng/cp (tăng 12% so với thời điểm đầu năm).
Một trong những yếu tố khiến cổ phiếu DBC tăng mạnh hôm nay là lực hút từ khối ngoại. Trước đó, trong phiên ngày 7/2, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng hơn 2 triệu cổ phiếu trong phiên - lực mua ròng lớn nhất với cổ phiếu ngành chăn nuôi trong thời gian qua.
Về vaccine dịch tả lợn châu Phi của Dabaco, Vaccine DACOVAC-ASF2 của Dabaco là một trong 3 mã vaccine phòng chống dịch tả lợn châu Phi được triển khai tại Việt Nam. Hiện, loại vaccine này đang trong giai đoạn thẩm định cuối cùng của cơ quan chức năng trước khi cấp giấy chứng nhận lưu hành.