Gia Lâm lên quận liệu có tạo một làn sóng sốt đất như năm 2018?
Trước tin lên quận, thị trường bất động sản Gia Lâm bất ngờ được nhiều người dân quan tâm.
Nguồn: Congly.vn
Tại Kỳ họp thứ 13 của HĐND TP. Hà Nội, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm có diện tích tự nhiên 116,6km2, quy mô dân số hơn 300.000 người, có 16 phường trực thuộc.
Theo đó, quận Gia Lâm gồm 16 phường, được thành lập trên cơ sở 22 xã, thị trấn của huyện Gia Lâm. Đó là các phường: Trâu Quỳ, Dương Xá, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng và Kim Đức.
Lượng giao dịch bất động sản trước tin Gia Lâm lên quận không sôi động như mọi năm. Đây cũng là tình trạng chung của thị trường từ quý 2/2023 tới nay. Tuy vậy, chỉ trong mấy ngày gần đây, trên các hội nhóm mua bán nhà cửa, chung tư tại khu vực này bắt đầu tăng giá.
Tra cứu giá đất Gia Lâm trên Batdongsan.com.vn vào ngày 25/9 cho thấy dải giá tại đây rất rộng. Cụ thể, tài khoản N.Đ.T rao bán đất nền tại xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm) cho rằng mức giá người này đang có là “cực kỳ hợp lý”.
Lô thứ nhất 46m2 với 5m mặt tiền, hậu 5m, đường 2m giá 36tr/m2. Lô thứ hai 65m2 mặt tiền 3,5m hậu 3,5m, đường 3m, giá 38tr/m2. Lô 3 có diện tích 41m2, mặt tiền 4m, hậu 4m, đường 3m cách trục chính 25, giá bán 2 tỷ 250 triệu đồng. Diện tích lô 4 là 40m2, mặt tiền 4m hậu 4m, đường 2,7m giá 1,8 tỷ đồng.
Cũng tại Kiêu Kỵ, lô góc hai mặt thoáng diện tích 57m² (mặt tiền 4,5m, hậu 4,5m) có sẵn nhà cấp 4 kinh doanh nhỏ lẻ hoặc cho thuê, nhà hướng Tây, được trao giá 2,8 tỷ đồng.
Một miếng đất diện tích 79m2, mặt tiền 5,5m, vỉa hè 2,5m có đường 2 ô tô tránh, ngay gần Ủy ban Nhân dân xã Kim Sơn, sát Quốc lộ 181 đang rao gần 3 tỷ đồng (38 triệu/m2).
Trong số những khu vực kể trên, giá nhà đất tại Đông Dư là cao nhất. Giá đất tại đây khoảng 60 triệu đồng/m2. Còn giá nhà dao động xung quanh 85 triệu đồng/m2.
Nguồn: Hanhomesbluestar.com.vn
Xét về mặt quy hoạch, quận Gia Lâm có mật độ xây dựng với khoảng không gian xanh nhiều hơn các quận khác. Ngoài ra, khu vực này còn có hai con sông bao quanh và hệ thống giao thông có sự kết nối giữa các tuyến đường lớn. Vì vậy, tiềm năng phát triển tại Gia Lâm là rất cao.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định giá đất nền tại Gia Lâm khó có thể tạo nên cơn sốt như năm 2018. Giá đất có tăng đó nhưng không quá lớn và điều này gây ra bởi rất nhiều yếu tố. Trong đó nguyên nhân chủ yếu không tránh khỏi dòng chảy chung trầm lắng của thị trường bất động sản hiện nay.
Trao đổi với Báo Lao Động, ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam - cho rằng, trước khi có thông tin lên quận nên đất nền Gia Lâm đã bị thổi phồng, tạo ra bong bóng bất động sản. Nhiều nhà đầu tư đón sóng đã phải bán cắt lỗ và nhận được bài học đau đớn mang tên sốt đất.
Bởi vậy, khi được công nhận là quận thì thị trường bất động sản Gia Lâm không có nhiều biến động là điều dễ hiểu.
Loạt dự án hạ tầng là 'bệ phóng' để huyện Đông Anh và Gia Lâm lên quận 
Quỹ đất nội khu có hạn, người dân ‘đỏ mắt’ tìm nhà tại Thủ đô Hà Nội