Giá tiêu hôm nay 5/8: nhận định giá tiêu tuần này, thị trường đã chạm đáy?
Giá tiêu hôm nay 5/8 trong khoảng 146.000 - 147.000 đồng/kg. Phiên tăng trở lại cuối tuần trước là tín hiệu tích cực. 2 tuần qua, giá tiêu trong nước giảm tới 10.000 đồng/kg. Chuyên gia nhận định giá đã về đáy và khó có thể giảm sâu hơn. Tuần này giá tiêu sẽ trên đà hồi phục
Tại tỉnh Đắk Lắk, giá tiêu hôm nay  được thu mua với mức 147.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 147.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 146.000 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 147.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 147.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 147.000 đồng/kg.
Giá tiêu đầu giờ sáng nay giữ nguyên so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng kết tuần trước giá tiêu giảm trung bình 3.000 đồng/kg. Nhận định về thị trường tuần này, chuyên gia cho hay phiên tăng trở lại cuối tuần trước là tín hiệu tích cực.
2 tuần qua, giá tiêu trong nước giảm tới 10.000 đồng/kg. Chuyên gia nhận định giá đã về đáy và khó có thể giảm sâu hơn. Tuần này giá tiêu sẽ trên đà hồi phục, nhưng nếu không có thêm nhân tố làm cú hích thì mục tiêu cán mốc 150.000 đồng/kg sẽ khó xảy ra.
Trong bối cảnh sản lượng suy giảm, 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 18.002 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 16.357 tấn, tiêu trắng đạt 1.645 tấn. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 69,6 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 18,9%. 3 quốc gia cung cấp hồ tiêu chủ yếu cho Việt Nam bao gồm: Brazil: 7.241 tấn, giảm 22,3%; Campuchia: 6.212 tấn, tăng 34,5%; Indonesia: 2.991 tấn, tăng 67,3%.
Thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam, hiện Brazil đã có 3 nhà máy hồ tiêu tiệt trùng, đang xây thêm 2 nhà máy nữa và sẽ hoàn thành trong năm 2025. Trong tương lai hồ tiêu Brazil sẽ cạnh tranh tốt hơn với Việt Nam, do đó nguồn cung nhập khẩu về sẽ ít hơn nên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động nguồn nguyên liệu.
Cũng theo Hiệp hội, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng nhanh và tắc nghẽn cảng tại châu Á, như ở Singapore và Malaysia ảnh hưởng đến giá cả tại các điểm đến và có thể gây ra sự chậm trễ trong vận chuyển. Các nhà phân tích dự kiến tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển có thể kéo dài đến tháng 8 năm nay.
Theo lý giải của các hãng truyền thông, tình trạng ùn tắc hàng hải xảy ra vì các tàu hiện tại đều phải tránh kênh đào Suez và Biển Đỏ do các cuộc tấn công của lực lượng Houthi. Nhiều tàu hướng tới khu vực châu Á đang chọn đi vòng qua mũi phía Nam châu Phi, đồng nghĩa với việc không thể tiếp nhiên liệu hoặc dỡ hàng hóa ở Trung Đông.
Bên cạnh đó, giá cước tàu container vẫn đang trên đà tăng vọt. Từ đầu năm đến nay, giá cước đã tăng gấp 5 lần. Nhiều doanh nghiệp cảng dự báo thời gian tới, cùng với nguy cơ thiếu container rỗng, giá cước vận tải biển có thể tăng chạm ngưỡng thời điểm dịch Covid-19.
>>Giá tiêu hôm nay 4/8: đồng loạt tăng trở lại, Đông Nam Bộ thêm 1.000 đồng/kg 
Giá tiêu hôm nay 4/8: đồng loạt tăng trở lại, Đông Nam Bộ thêm 1.000 đồng/kg 
Giá tiêu hôm nay 3/8: bộ mặt trái ngược giá tiêu các nước Đông Nam Á