Hà Nội tính tăng giá vé xe buýt, người dân đồng tình
Hà Nội đang xem xét việc tăng giá vé xe buýt. Trước thông tin này, người dân ủng hộ cao, tuy nhiên cũng mong muốn dịch vụ xe buýt sẽ được cải thiện tốt hơn.
Mức tăng phù hợp
Hiện nay, mạng lưới xe buýt Hà Nội có tổng cộng 153 tuyến, bao gồm 128 tuyến buýt trợ giá.
Đa số người dân cho rằng giá vé xe buýt vẫn còn thấp và có nhiều hỗ trợ cho hành khách, như hỗ trợ 50% giá vé tháng đối với sinh viên, học sinh, công nhân khu công nghiệp.
Đồng thời hỗ trợ 30% giá vé tháng đối với cán bộ, nhân viên tại các văn phòng công sở, DN ngoài khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể.
Thành phố Hà Nội cũng đã áp dụng chính sách miễn tiền vé xe buýt cho người có công, người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo.
Với mức hỗ trợ tốt, loại hình vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) trở nên hấp dẫn với người dân. Qua đó, giúp giảm tải việc sử dụng các phương tiện cá nhân, giảm chi phí đi lại, ùn tắc giao thông và ô nhiễm mỗi trường trong thành phố.
Theo khảo sát, nhu nhập bình quân của người dân Hà Nội năm 2022 tăng 75% so với năm 2014, trong khi đó giá vé xe buýt vẫn không điều chỉnh cho đến nay.
Anh Hoàng Văn Duy (quận Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: “Giá vé xe buýt hiện nay còn rẻ, nên nếu tăng thêm một vài nghìn thì người dân vẫn có thể đáp ứng được, tiếp tục sử dụng dịch vụ xe buýt”.
Anh Nguyễn Trung Thắng (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) chia sẻ thêm: “Tôi thấy hiện nay giá vé xe buýt khá rẻ phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Nếu có tăng thêm sẽ không ảnh hưởng lớn đến người dân mà vãn giảm bớt gánh nặng từ ngân sách Thành phố”.
Đông đảo người dân đồng cảm, chia sẻ cùng Thành phố về việc phải trợ giá hàng nghìn tỷ mỗi năm cho xe buýt. Đó là gánh nặng rất lớn đối với ngân sách đồng thời cũng là khó khăn cho doanh nghiệp.
Người dân đồng thuận
Ảnh minh họa.
Hiện 80% hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt  tại Hà Nội lựa chọn vé tháng, số lượng thẻ vé miễn phí cũng tăng dần theo từng năm.
Do vậy, Sở GTVT TP Hà Nội đã xây dựng phương án tăng giá vé xe buýt dựa trên khả năng chi trả của người dân, đưa ra nhiều hình thức, mức giá vé cho người dân lựa chọn. Tăng thu, giảm chi cho ngân sách trợ giá của nhà nước.
Nhiều người dân chưa nắm được thông tin cụ thể về việc thay đổi giá vé xe buýt tuy nhiên vẫn đưa ra quan điểm ủng hộ với việc tăng giá.
Anh Trịnh Quốc Việt (quận Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi ủng hộ việc tăng giá vé xe buýt vì tôi thấy mức tăng không quá lớn. Tôi tin rằng việc tăng giá xe buýt xe có nhiều lợi ích hơn, giúp cho hệ thống xe buýt trở nên hoàn thiện hơn, văn minh hơn”.
Chị Nguyễn Lan Hương (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đồng cảm: “Người dân đồng tình với sự thay đổi của giá vé xe buýt, tuy nhiên cũng có mong muốn sau khi dịch vụ VTHKCC sẽ trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn”.
Trong khi đó, chị Bùi Khánh Ly (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Tôi thấy việc tăng giá vé xe buýt là cần thiết, hy vọng rằng sau khi tăng giá vé cơ sở hạ tầng sẽ được cải thiện, tài xế, phụ xe sẽ có thái độ tốt hơn.”.
Việc tăng giá vé xe buýt cần thiết, tuy nhiên sau khi tăng thì cần giữ ổn định chứ không tăng giảm bấp bênh, đảm bảo giá vé phù hợp và công bằng cho hành khách sử dụng đối với chuyến đi cự ly ngắn và dài để họ không cảm thấy mình bị thu tiền đắt hơn.
Nhiều chuyên gia cho rằng với mức giá như đề xuất sẽ không làm ảnh hưởng đến kinh tế, thu nhập của người dân. Đây có thể coi là mức phí hợp lý với hành khách sử dụng xe buýt.
Doanh thu tăng thêm sẽ là nguồn lực rất đáng kể với mạng lưới xe buýt .Việc tăng giá xe buýt cần đảm bảo sự đa dạng, phù hợp với nhiều loại hình hành khách.
Bên cạnh đó, điều chỉnh giá vé xe buýt phải tiến hành đồng thời với việc rà soát, đảm bảo giá thành vận chuyển xe buýt hợp lý và tăng cường quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt.
>> Nhiều người muốn đến năm 2030 Hà Nội chuyển đổi sang 100% xe buýt điện 
Nhiều người muốn đến năm 2030 Hà Nội chuyển đổi sang 100% xe buýt điện 
Giao thông Hà Nội sắp được phủ xanh nhờ ‘mạnh tay’ chi hơn 40.000 tỷ đồng vào xe buýt