Kiến nghị của Bamboo Airways về việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại sân bay lớn nhất Việt Nam đã không được thông qua.
Vào tháng 3/2024, Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải về đề xuất đầu tư dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng của Bamboo Airways tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất  (sân bay Tân Sơn Nhất).
Theo báo Tuổi Trẻ, mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã có phản hồi về kiến nghị dự án. Theo đó, Bộ cho biết, vị trí đề xuất đầu tư của Bamboo Airways tại khu đất 28,8ha phía Bắc sân bay Tân Sơn Nhất có hiện trạng đất còn một số tồn tại. Cụ thể, diện tích đất khoảng 5,3ha tồn tại các công trình đang sử dụng bao gồm: Khu đất xử lý nước thải và khu đất radar thời tiết của ACV (đất giao cho ACV sử dụng lâu dài), khu xưởng nước đóng chai Wami và khu vườn ươm cây cảnh của SASCO (đất cho thuê từng năm, tự tháo dỡ di dời khi Nhà nước thu hồi).
Còn lại 23,5ha diện tích đất trống thuộc khu bay của sân bay Tân Sơn Nhất lại thuộc quyền quản lý của Cảng vụ Hàng không miền Nam. Như vậy, quy mô đầu tư đề xuất thực hiện dự án trên diện tích đất 28,8ha tại văn bản của Bamboo Airways là chưa chính xác.
>> Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, sổ đỏ và sổ hồng sẽ có 'giao diện' mới? 
Bên cạnh đó, theo Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch cục bộ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2021-2030, trong phạm vi khu đất 23,5ha đã bao gồm các hạng mục công trình: Sân đỗ tàu bay, 3 khu chế biến suất ăn và các công trình dịch vụ.
Vì thế, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, việc đề xuất thêm các hạng mục cụ thể khác tại khu đất 23,5ha gồm nhà ga hàng hóa, kho hàng hóa, bãi đỗ trang thiết bị mặt đất... là chưa phù hợp quy hoạch.
Trước đó, Bamboo Airways đã được Cục Hàng không phê chuẩn tài liệu khác thác mặt đất. Thay vì thuê dịch vụ của Pacific Airlines, hãng hàng không này giờ đây đã có đủ căn cứ pháp lý để tự triển khai phục vụ mặt đất tại các sân bay nội địa, góp phần nâng cao và đồng bộ chất lượng dịch vụ của hãng từ mặt đất đến trên không.
Tuy nhiên, hãng này cũng đang trải qua giai đoạn khó khăn khi nhân sự cấp cao liên tục biến động, quy mô đội bay thu hẹp và cắt giảm hàng loạt đường bay quan trọng.
>> Thành phố lớn thứ 3 Việt Nam dồn lực chuẩn bị khởi công đại dự án giao thông 6.300 tỷ
Cập nhật tiến độ xây dựng sân bay nghìn tỷ tại ‘thủ phủ resort’ của Việt Nam 
Sân bay quốc tế lớn nhất miền Bắc Việt Nam sắp có thêm nhiều công trình mới