Hòa Phát rời Top 10 công ty có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán, Vingroup quay trở lại
Cổ phiếu Vingroup, Vinhomes liên tục tăng giá, ngược dòng thị trường chung và nằm trong Top 10 công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục bị bán mạnh sau kỳ nghỉ lễ 2/9. Kết thúc phiên ngày 5/9, VN-Index giảm 7,59 điểm (-0,59%) xuống còn 1.268,21 điểm. Thanh khoản đạt 665,6 triệu đơn vị, tương đương với phiên liền trước và bằng trung bình 20 phiên. Giá trị giao dịch tương ứng là 16.585 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về phía tiêu cực với 285 mã giảm, 118 mã tăng và 75 mã đứng tham chiếu. Cổ phiếu thuộc họ nhà Vingroup như VIC  (+2,39%) và VHM  (+2,94%) tiếp tục ngược dòng, giúp chống đỡ chỉ số.
Kể từ khi Vinhomes công bố kế hoạch mua lại 370 triệu cổ phiếu quỹ hồi đầu tháng 8, cổ phiếu VHM đã tăng gần 26%, vốn hóa hiện đạt 190,5 nghìn tỷ đồng; cổ phiếu VIC tăng khoảng 9%, vốn hóa hiện đạt 172,3 nghìn tỷ đồng, cả 2 nằm trong Top 10 công ty có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán.
Trước đó, vào đầu tháng 6, do sự suy giảm của cổ phiếu và sự tăng trưởng mạnh của các doanh nghiệp như Viettel Global (VGI ), ACV , và Techcombank (TCB ), Vinhomes lùi xuống vị trí thứ 10 vốn hóa và Vingroup rời khỏi danh sách.
Nguồn: Tổng hợp |
Với việc Vingroup quay trở lại Top 10, Hòa Phát (HPG ) đã bị "bật bãi". Phiên giao dịch ngày 5/9, vốn hóa của Hòa Phát còn 160,2 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 11, kém Techcombank 400 tỷ đồng.
Sau khi đạt đỉnh 30.000 đồng/cổ phiếu vào tháng 6, cổ phiếu HPG đã giảm liên tục trong 3 tháng qua, xuống còn 25.050 đồng/cổ phiếu (-16,5%). Đáng chú ý, khối ngoại đã bán ròng HPG trong 22 phiên liên tiếp, với khối lượng 107 triệu đơn vị và giá trị 2.758 tỷ đồng.
Sự điều chỉnh của cổ phiếu và việc nhà đầu tư nước ngoài rời bỏ xảy ra trong bối cảnh Hòa Phát đối mặt với nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nóng (HRC) từ các thị trường xuất khẩu lớn như EU và Ấn Độ, cùng với rủi ro từ Úc (chưa công bố). Tại thị trường nội địa, Hòa Phát dần mất thị phần HRC vào tay các nhà cung cấp từ Trung Quốc và Ấn Độ do giá bán rẻ hơn.
Không chỉ khó khăn ở khâu tiêu thụ, giá HRC – sản phẩm chính của Hòa Phát hiện chỉ còn 672 USD/tấn, giảm 39% kể từ đầu năm và giảm 2/3 so với đỉnh vào tháng 9/2021.
Năm nay, Hòa Phát đặt mục tiêu đạt doanh thu 140.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 10.000 tỷ đồng. Sau 6 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành lần lượt 50% và 62% kế hoạch.
>> Nhà đầu tư nước ngoài rời bỏ cổ phiếu Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
Nhiều doanh nghiệp (NVL, ITA, PC1...) bị nhắc nhở do chậm công bố BCTC kiểm toán 
Đất đấu giá Hà Nội sốt nóng, cổ phiếu tỷ phú Phạm Nhật Vượng đồng loạt tăng tốc