Hơn 9.000 tỷ đồng tiết kiệm gửi vào ngân hàng mỗi ngày
Lượng tiền gửi cá nhân, tổ chức kinh doanh chảy vào hệ thống ngân hàng tăng cao trong bối cảnh lãi suất nhích lên gần đây.
Ngân hàng Nhà nước mới đây đã công bố số liệu mới nhất về tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến tháng 9/2024.
Cụ thể, tổng phương tiện thanh toán tính đến cuối tháng 9 đạt gần 16,94 triệu tỷ đồng, tăng 5,94% so với đầu năm.
Tính đến cuối tháng 9/2024, tiền gửi cả khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng (TCTD) đạt 14,03 triệu tỷ đồng, tăng gần 5% so với cuối năm 2023.
Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt hơn 7,07 triệu tỷ đồng, tăng 3,43%; tiền gửi của dân cư đạt hơn 6,95 triệu tỷ đồng, tăng 6,5% so với cuối năm ngoái.
Riêng trong tháng 9, tiền gửi khách hàng gửi vào các TCTD tăng gần 271.000 tỷ đồng so với tháng trước. Như vậy, trong vòng một tháng, trung bình mỗi ngày khách hàng gửi tiền vào ngân hàng khoảng hơn 9.000 tỷ đồng.
Số liệu mới nhất về tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến tháng 9/2024 (Ảnh: SBV) |
Lượng tiền gửi cá nhân, tổ chức kinh doanh chảy vào hệ thống ngân hàng tăng cao trong bối cảnh lãi suất nhích lên gần đây. Làn sóng tăng lãi suất huy động của các nhà băng bắt đầu từ tháng 4 đến nay. Giới phân tích dự đoán rằng, lãi suất huy động 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn có khả năng tăng thêm 0,5% lên 5,2-5,5% vào cuối năm 2024.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển chia sẻ với một nguồn tin mới đây cho biết, tiết kiệm vẫn sẽ là "hầm trú ẩn" an toàn của dòng tiền ở hiện tại khi nhìn vào con số tiền gửi vào ngân hàng.
Ông Hiển cho rằng, đây là kênh đầu tư dành cho mọi người dân bởi trong bất kỳ tình huống nào, tiền gửi luôn được đảm bảo an toàn trong hệ thống ngân hàng. Mặt khác, hàng loạt ngân hàng cũng đang điều chỉnh biểu lãi suất tiết kiệm tăng ở nhiều kỳ hạn để thu hút tiền gửi sau một thời gian dài giữ ở mức thấp.
Tuy là kênh đầu tư sáng giá nhất nhưng lãi suất không phải là yếu tố cạnh tranh duy nhất. Ngoài lãi suất, các ngân hàng cạnh tranh bằng dịch vụ an toàn, tiện lợi, tối ưu hoá trải nghiệm của khách hàng, cá nhân hoá theo từng nhóm khách hàng. Đồng thời, tích cực áp dụng các công nghệ hiện đại vào số hoá sản phẩm, dịch vụ, đa dạng các sản phẩm tiền gửi một cách linh hoạt, tích hợp thêm nhiều dịch vụ khác đi kèm, có như vậy mới giữ chân được dòng tiền ở lại với ngân hàng.
>> Lãi suất huy động từ nay đến hết năm 2024 sẽ ra sao? 
Có 300 triệu gửi tiết kiệm tại Agribank, sau 6 tháng nhận lãi bao nhiêu? 
Ngân hàng Nhà nước ra chỉ đạo mới: Ổn định lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay