Huy động công nghệ cao, quốc gia láng giềng Việt Nam tạo ra viên kim cương từ hoa đầu tiên trên thế giới
Thành công này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong ngành công nghệ kim cương, mở ra cơ hội cạnh tranh với kim cương truyền thống.
Theo thông tin từ Oddycentral, Trung Quốc  đã thành công trong việc tạo ra một viên kim cương  có trọng lượng là 3 carat, được làm từ các nguyên tố carbon chiết xuất từ một loài hoa hiếm có tên là hoa mẫu đơn đỏ. Đây được xem là thành tựu đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực chế tạo kim cương bằng phương pháp này.
Theo đó, cuối tháng 3/2024, vườn mẫu đơn của Lạc Dương đã thống nhất cung cấp các bông hoa mẫu đơn cho công ty kim cương Luoyang Time Promise để sản xuất viên kim cương độc đáo. Trong số này, có một bông mẫu đơn từ cây gần 50 năm tuổi.
Ông Wang Jing, Giám đốc điều hành của Luoyang Time Promise, chia sẻ: "Viên kim cương này có giá trị lên tới 300.000 NDT (khoảng hơn 1 tỷ đồng). Nó được tạo ra từ hoa mẫu đơn đỏ bằng công nghệ chiết xuất carbon sinh học, đã trải qua quá trình chịu nhiệt độ và áp suất cao, sau đó được nuôi trồng".
Được biết, công nghệ sử dụng để chế tạo kim cương từ các nguyên tố carbon có nguồn gốc từ hoa mẫu đơn đỏ thực sự rất phức tạp. Theo công ty tại Lạc Dương tiết lộ, các nguyên tố carbon này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như hoa mẫu đơn và thậm chí cả tóc, xương. Chúng được chiết xuất trong một thiết bị được thiết kế đặc biệt nhằm phá vỡ các liên kết hóa học giữa các nguyên tử carbon. Quá trình này kết hợp các yếu tố lại với nhau để tạo thành cấu trúc của kim cương và kết quả là sản xuất ra những viên kim cương đặc biệt. Được biết, viên kim cương này sau đó đã được tặng lại cho vườn mẫu đơn quốc gia Lạc Dương.
Có thể nói, thành công trong việc phát triển công nghệ chiết xuất carbon này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong ngành công nghệ kim cương, mở ra cơ hội cạnh tranh với kim cương truyền thống. Theo các chuyên gia, quá trình hình thành kim cương tự nhiên xảy ra ở độ sâu khoảng 150km dưới lòng đất, nơi có áp suất lên tới 5 gigapascal và nhiệt độ khoảng 1.200 độ C.
Hầu hết kim cương tự nhiên được khám phá đã di chuyển lên bề mặt qua các quá trình phun trào núi lửa từ sâu trong lòng đất. Do đó, kim cương tự nhiên hiếm có và rất đắt đỏ. Chỉ khoảng 20% sản lượng kim cương trên thế giới được sử dụng để chế tác thành đồ trang sức, trong khi 80% còn lại với chất lượng kém hơn được áp dụng trong ngành công nghiệp khai thác và nghiên cứu khoa học.
>> 80% loại ‘vật quý’ cứng gần bằng kim cương được Trung Quốc nắm giữ, người Mỹ đang rất cần 
Loại gỗ 'vương mộc' đắt ngang kim cương giá lên đến 25 tỷ đồng ở Việt Nam 
Loại gỗ 'kim cương của núi rừng' giá lên đến 50 tỷ đồng ở Việt Nam