IFC là gì?
Tập đoàn Tài chính Quốc tế trong tiếng Anh là International Finance Corporation, viết tắt là IFC.
IFC là gì?
Tập đoàn Tài chính Quốc tế trong tiếng Anh là International Finance Corporation, viết tắt là IFC.
IFC được thành lập vào năm 1956, là thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới. IFC là một trong những tổ chức tài chính phát triển đang nỗ lực hoạt động vì sự phát triển bền vững ở các nền kinh tế đang phát triển.
Trong khi các bộ phận khác của Ngân hàng Thế giới cung cấp vốn cho các chính phủ (lĩnh vực công), vai trò đặc biệt của IFC là cung cấp tài chính và các hỗ trợ khác cho các công ty (lĩnh vực tư nhân) ở các nước đang phát triển.
Các mục tiêu gần đây nhất của IFC bao gồm phát triển nông nghiệp bền vững, mở rộng khả năng tiếp cận tài chính vi mô, cải thiện cơ sở hạ tầng, cũng như các chính sách về khí hậu, y tế và giáo dục. IFC được quản lí bởi 184 quốc gia thành viên và có trụ sở tại Washington.
Tại Việt Nam, IFC từ lâu đã trở thành một trong những tổ chức phát triển quốc tế hoạt động tích cực nhất góp phần thúc đẩy phát triển bền vững thông qua các dự án tài trợ phát triển, huy động nguồn vốn từ các tổ chức tài trợ quốc tế và cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp và Chính phủ.
IFC hỗ trợ khu vực tư nhân như thế nào?
IFC cung cấp tiền cho các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển thông qua các khoản cho vay và bằng cách mua cổ phiếu.
Khi IFC cho vay tiền, thì công ty phải trả lại tiền với một lượng tăng thêm, gọi là lãi suất, trong một thời hạn theo thoả thuận. Việc cho vay này cũng được gọi là tài chính. IFC có thể cho vay với một hoạt động nhất định, ví dụ để mở rộng một nhà máy may mặc, hoặc có thể cho doanh nghiệp vay để sử dụng theo ý muốn.
Khi IFC mua cổ phiếu, thì nó chuyển tiền cho doanh nghiệp để được sở hữu cổ phần của doanh nghiệp đó. Nói cách khác, IFC đầu tư vào doanh nghiệp bằng cách trở thành chủ sở hữu một phần và mong đợi thu lợi nhuận từ khoản đầu tư khi công ty kinh doanh có lãi. Nó cũng thu được lợi nhuận khi bán cổ phiếu của mình trong doanh nghiệp cho người khác với giá cao hơn. Hoạt động này còn được gọi là đầu tư cổ phần.
IFC còn các hình thức hỗ trợ tài chính khác, cũng như tư vấn kỹ thuật cho các doanh nghiệp.
Theo IFC, mục đích của việc hỗ trợ tài chính và tư vấn cho khu vực tư nhân là để giúp tăng trưởng kinh doanh, tạo công ăn việc làm và cải thiện mức sống ở các nước đang phát triển.
IFC hỗ trợ những loại hình doanh nghiệp nào?
IFC cho vay và đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp có sở hữu và vận hành dự án trên thực tế. Ví dụ, IFC hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các dự án có quy mô lớn về cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, phát điện, dầu lửa, khí đốt, khai khoáng, chế tạo, du lịch và bất động sản.
IFC còn cấp vốn và đầu tư vào các tổ chức tài chính khác, trong đó có các ngân hàng và các quỹ, là các công ty đầu tư tài chính vào doanh nghiệp. Các ngân hàng và các quỹ sau đó cho vay tiền hoặc đầu tư vào các công ty khác có sở hữu hoặc vận hành các dự án trên thực tế.
Các ngân hàng và quỹ nằm giữa IFC và doanh nghiệp có dự án được gọi là trung gian tài chính. Dòng tiền từ IFC tới trung gian tài chính và sau đó tới doanh nghiệp trực tiếp liên quan đến dự án. Ngân hàng và quỹ được thu lợi nhuận từ việc cho vay và đầu tư vào nhiều doanh nghiệp vận hành trên thực tế.
Community Guide to the IFC Participants (Vietnamese Version) |
IFC cho rằng, đầu tư vào trung gian tài chính giúp tiếp cận được nhiều doanh nghiệp và dự án nhỏ hơn, như các nhà máy và trang trại mà IFC không thể trực tiếp hỗ trợ. Tuy nhiên, cũng có nhiều dự án lớn, như khai thác than đá, bô-xit và vàng, nhà máy điện, đập thủy điện và trồng độc canh quy mô lớn do IFC hỗ trợ thông qua trung gian tài chính.
Hơn một nửa đầu tư của IFC là vào các trung gian tài chính chứ không phải các doanh nghiệp trực tiếp tiến hành dự án. Điều này có nghĩa là IFC đầu tư chủ yếu vào các ngân hàng và quỹ. Đây là phần rất quan trọng trong kinh doanh của IFC.
>> 'Đại bàng ngoại' IFC rót 150 triệu USD vào SeABank