IT Việt Nam hết thời 'lương cao kiếm dễ', muốn trụ vững cập nhật ngay những kỹ năng này
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng kéo dài từ sau đại dịch Covid-19, thị trường tuyển dụng công nghệ thông tin (IT) tại Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại.
Theo báo cáo mới nhất từ ITviec, tỷ lệ các công ty có kế hoạch mở rộng đội ngũ IT giảm từ 73% trong năm 2024 xuống còn 60,7% trong năm 2025. Đáng chú ý, 38,7% doanh nghiệp IT lựa chọn chiến lược "không tăng trưởng hoặc giảm biên chế" – mức cao nhất kể từ năm 2020. Sự sụt giảm này có nhiều nguyên nhân: số lượng dự án mới giảm, ứng dụng AI thay thế con người, tối ưu hóa chi phí bằng cách tái cơ cấu nhân sự.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định rằng sự giảm tốc này có thể là tín hiệu tích cực, giúp cân bằng cung - cầu trên thị trường lao động IT, giảm áp lực tăng lương vô tội vạ và giúp doanh nghiệp tìm kiếm nhân tài thực sự phù hợp.
Thời kỳ lương IT tăng mạnh dường như đã qua. Trước đây, một lập trình viên có hơn 8 năm kinh nghiệm có thể đạt mức lương 70 triệu đồng/tháng. Nhưng trong bối cảnh thị trường chững lại, mức lương trung bình không còn tăng nhanh, thậm chí có xu hướng chững lại hoặc giảm nhẹ với một số nhóm ngành.
![]() |
Thị trường tuyển dụng IT đang có dấu hiệu chững lại. Ảnh minh họa |
>> Sự thật về thu nhập 'khủng' của 3 vị trí Marketing ai cũng khao khát 
Đáng chú ý, mức lương trung vị của lĩnh vực Phát triển phần mềm (Software Development) không có sự gia tăng đáng kể, đặc biệt với nhóm có 3-5 năm kinh nghiệm. Trong khi đó, các lĩnh vực như AI, Blockchain và Phân tích Dữ liệu lại ghi nhận mức lương trung vị tăng mạnh, cho thấy sự dịch chuyển dòng tiền về các mảng công nghệ mới có tiềm năng phát triển.
Sự thay đổi này khiến nhiều chuyên gia IT phải điều chỉnh kỳ vọng. Theo khảo sát, 85,7% người lao động IT cho rằng tìm kiếm công việc phù hợp đang trở nên khó khăn hơn do sự cạnh tranh cao và phản hồi chậm từ nhà tuyển dụng. Để giữ việc, 73,8% sẵn sàng giảm kỳ vọng, trong đó 42,9% chấp nhận mức lương thấp hơn, với mức giảm trung bình khoảng 27,6%.
Không chỉ vậy, một số chuyên gia IT còn cân nhắc việc tăng khối lượng công việc hoặc thậm chí chuyển hướng sang các lĩnh vực khác ngoài IT để đảm bảo thu nhập và sự ổn định.
Trước đây, mức lương cao là yếu tố quan trọng nhất trong việc thu hút nhân tài IT. Tuy nhiên, từ năm 2024, nhiều công ty đã nhận ra rằng điều này không còn đủ hấp dẫn. Thay vào đó, họ tập trung vào các yếu tố khác như:
Mô hình làm việc linh hoạt: Nhiều công ty triển khai chính sách làm việc hybrid (kết hợp từ xa và tại văn phòng) để giữ chân nhân viên.
Môi trường làm việc tích cực: Xây dựng văn hóa công ty, chính sách đào tạo và lộ trình thăng tiến rõ ràng để tạo động lực làm việc lâu dài.
Phúc lợi bổ sung: Một số doanh nghiệp đẩy mạnh chế độ chăm sóc sức khỏe, chính sách nghỉ phép linh hoạt hoặc hỗ trợ học phí cho nhân viên nâng cao kỹ năng.
Đây là những thay đổi quan trọng, cho thấy tư duy và chiến lược của các doanh nghiệp đang có sự điều chỉnh để phù hợp hơn với xu hướng lao động hiện nay.
![]() |
Các nhân sự IT cần trang bị thêm nhiều kỹ năng để có nhiều cơ hội việc làm hơn. Ảnh minh họa |
>> Từ 2025: Ngành học này sẽ được miễn phí 100%, sinh viên còn nhận thêm trợ cấp sinh hoạt 
Dù thị trường tuyển dụng IT đang chững lại, nhưng không có nghĩa là cơ hội biến mất. Những chuyên gia IT muốn duy trì lợi thế cạnh tranh cần nhanh chóng thích nghi và phát triển kỹ năng theo hướng thị trường đang cần. Một số gợi ý bao gồm:
Cập nhật công nghệ mới: AI, Blockchain, Phân tích Dữ liệu, Điện toán đám mây và An ninh mạng là những lĩnh vực đang có nhu cầu cao. Những ai trang bị kỹ năng về các lĩnh vực này sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn.
Cải thiện kỹ năng tiếng Anh: 40,3% nhà tuyển dụng đánh giá tiếng Anh là kỹ năng quan trọng nhất khi tuyển dụng nhân sự IT. Những vị trí liên quan đến hợp tác quốc tế và lãnh đạo đặc biệt ưu tiên ứng viên có khả năng ngoại ngữ tốt.
Mở rộng kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và tư duy giải quyết vấn đề ngày càng quan trọng trong môi trường công nghệ hiện đại.
>> Một ngành học làm 'trăm nghề', chuyên môn giỏi là 'hái ra tiền'
Áp lực cao, đãi ngộ thấp: Nhân sự IT ồ ạt tìm bến đỗ mới 
Dân IT lo ngại thất nghiệp vì AI nhưng vẫn có những vị trí 'khát nhân lực'