Xã hội

Khai quật ốc đảo, tìm thấy thị trấn cổ bất ngờ ‘tái xuất’ sau 4.400 năm

Hải Châu 10/11/2024 - 13:11

Một thị trấn cổ mang tên al-Natah đã được phát hiện sau hàng nghìn năm ẩn mình trong ốc đảo Khaybar ở Ả Rập Saudi.

Phát hiện là kết quả từ nỗ lực của một nhóm khảo cổ đa quốc gia do nhà khảo cổ học Guillaume Charloux thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) dẫn đầu. Trong quá trình khai quật tại Khaybar, một ốc đảo giàu giá trị lịch sử, nhóm đã tìm thấy dấu vết của thị trấn cổ rộng đến 1,5ha, chưa từng được ghi nhận trước đây.

Khai quật ốc đảo, tìm thấy thị trấn cổ bất ngờ ‘tái xuất’ sau 4.400 năm - ảnh 1
Thị trấn al-Natah trong hình ảnh tái tạo ảo 3D. Ảnh đồ họa: AFALULA-RCU-CNRS

Khaybar nằm giữa sa mạc khô cằn của Ả Rập Saudi, nổi tiếng với các di tích trải qua nhiều thời kỳ lịch sử. Các nhà nghiên cứu cho biết al-Natah là một ví dụ điển hình của “chủ nghĩa đô thị chậm” trong thời đại đồ đồng tại khu vực này.

Mặc dù có quy mô khiêm tốn so với các đô thị lớn như Levant và Lưỡng Hà cùng thời kỳ, al-Natah vẫn được xem là một thành tựu đáng chú ý. Nhóm khảo cổ ước tính thị trấn này có người cư trú từ khoảng năm 2.400 trước Công nguyên. Với diện tích 1,5ha, al-Natah bao gồm một quận trung tâm và các khu dân cư lân cận, được bảo vệ bởi hệ thống tường thành kiên cố. Vào thời kỳ hoàng kim, al-Natah từng là nơi sinh sống của khoảng 500 người trước khi bị bỏ hoang vào khoảng 1.500-1.300 năm trước.

Khai quật ốc đảo, tìm thấy thị trấn cổ bất ngờ ‘tái xuất’ sau 4.400 năm - ảnh 2
Ước tính thị trấn cố này người cư trú từ khoảng năm 2.400 trước Công nguyên. Ảnh minh họa

Với quy mô và cấu trúc độc đáo, al-Natah có nhiều nét tương đồng với các khu định cư cổ ở phía Tây Bắc bán đảo Ả Rập, mặc dù xét về mặt xã hội và chính trị, nó đơn giản hơn các đô thị lớn cùng thời.

Theo các nhà nghiên cứu, al-Natah là minh chứng cho giai đoạn chuyển giao từ cuộc sống du mục sang hình thức định cư ổn định hơn. Trong một công bố trên tạp chí khoa học PLoS ONE, nhóm khảo cổ nhấn mạnh đây là khu định cư mang tính "chuyển tiếp" đầu tiên được phát hiện tại Khaybar.

Thị trấn cổ này còn cho thấy sự liên kết với các thành lũy khác trong khu vực, là bằng chứng về thời kỳ hình thành các vương quốc sơ khai với quy mô tổ chức đáng nể của cư dân nơi đây.

>> Khai quật khu phế tích trải dài ven sông, Việt Nam phát hiện hơn 1.000 ‘kho báu’ quý hiếm cùng cổ vật lập kỷ lục 'lớn nhất Đông Nam Á'

Khai quật khu định cư 5.000 năm tuổi cùng nhiều di vật, được coi là dấu vết đô thị hóa đầu tiên ở ‘quốc gia của sa mạc’

Phát hiện thành phố cổ bị ‘chôn vùi’ dưới tán rừng rậm: Hơn 6.600 công trình được khai quật, ước tính niên đại hàng trăm năm sau Công nguyên

Theo Thị trường Tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/khai-quat-oc-dao-tim-thay-thi-tran-co-bat-ngo-tai-xuat-sau-4400-nam-129529.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Khai quật ốc đảo, tìm thấy thị trấn cổ bất ngờ ‘tái xuất’ sau 4.400 năm
    POWERED BY ONECMS & INTECH