Điểm đến

Khám phá 'thiên đường bị lãng quên' bên bờ vịnh đảo lớn nhất Khánh Hòa: Bỏ hoang hàng chục năm vẫn nguy nga, hút khách du lịch

Quỳnh Như 22/12/2023 15:02

Nơi đây vừa mang trong mình kiến trúc nổi bật, vừa có vị trí khá thuận lợi cho phát triển du lịch.

Nằm bên bờ vịnh Cam Ranh, thuộc địa phận phường Cam Nghĩa của TP Cam Ranh, đan viện Citeaux Mỹ Ca từng là một công trình kiến trúc Công giáo nổi tiếng Việt Nam thời thuộc địa. Công trình này là nhà dòng dành riêng cho các đan sĩ chiêm niệm tu tập và sinh sống. Các tu sĩ ở đây được gọi là đan sĩ (moines).

(TyGiaMoi.com) - "Thiên đường bỏ quên" này chỉ cách Nha Trang hơn 30km.

Khi còn nguyên vẹn, đan viện là một quần thể kiến trúc gồm 4 tòa nhà nguy nga gồm một nhà thờ, một toà nhà hai tầng và nằm phía sau là hai căn nhà nhỏ. Đan viện mang đậm dấu ấn của kiến trúc Gothic với thiết kế mái vòm theo chóp nhọn, hệ thống nhà thờ với không gian lớn và gây ấn tượng với rất nhiều cửa sổ lớn. Nhờ những thành phần chính tính từ mái xuống là vòm mái hình múi có sống, cuộn nhọn nên đan viện Citeaux Mỹ Ca hiện lên như một lâu đài châu Âu sừng sững bên bãi biển xanh ngát.

Kiến trúc đậm chất Gothic, trường tồn bất chấp tháng năm.

(TyGiaMoi.com) - Kiến trúc đậm chất Gothic, trường tồn bất chấp tháng năm.

Không chỉ nổi bật với lối kiến trúc mang đậm tinh hoa và sự khéo léo của người Pháp, đan viện Citeaux Mỹ Ca còn thu hút sự chú ý khi nằm ngay cạnh vịnh Cam Ranh thơ mộng. Vừa mang trong mình kiến trúc nổi bật, vừa có vị trí khá thuận lợi cho phát triển du lịch, thế nhưng khi nhắc đến đan viện nay, nhiều khách du lịch khi đến Nha Trang hay Cam Ranh đều không khỏi bất ngờ và xa lạ.

Công trình thiết kế mái vòm theo chóp nhọn.

(TyGiaMoi.com) - Công trình thiết kế mái vòm theo chóp nhọn.

Đan viện Citeaux Mỹ Ca được xây dựng trong khoảng 4 năm, từ năm 1934 cho tới năm 1938. Trước đây, khu vực này chỉ là một làng chài hẻo lánh của Cam Ranh, đến khi có sự xuất hiện của các linh mục thuộc dòng dõi Lérins nước Pháp thì nơi đây mới thực sự “thay da đổi thịt”. Đặc biệt, trước khi xây dựng cây cầu Long Hồ, để đến được đan viện Citeaux Mỹ Ca, người dân chỉ có một cách di chuyển duy nhất là bằng thuyền.

>> Hòn đảo ngọc ẩn mình trong vịnh đảo lớn thứ 2 Khánh Hòa, tương lai sẽ trở thành trung tâm đô thị du lịch biển đảo mang tầm quốc tế

Hiện nay, du khách không có cơ hội tiếp cận di tích kiến trúc độc đáo này.

(TyGiaMoi.com) - Hiện nay, du khách không có cơ hội tiếp cận di tích kiến trúc độc đáo này.

Sau này, do ảnh hưởng của chiến tranh, đan viện đã phải di dời về Lập Định, Cam Hòa, Cam Lâm. Tòa đan viện cũ bị bỏ hoang kể từ lúc đó cho đến bây giờ. Ngày nay, đan viện Citeaux Mỹ Ca chỉ còn hai tòa nhà tồn tại sau các biến động lịch sử, gồm tòa nhà chính.

Công trình nằm trong phần đất quy hoạch một dự án bất động sản du lịch, có hàng rào bao quanh.

(TyGiaMoi.com) - Công trình nằm trong phần đất quy hoạch một dự án bất động sản du lịch, có hàng rào bao quanh.

Khách du lịch không có cơ hội tiếp cận di tích kiến trúc độc đáo này mà chỉ có thể quan sát từ đường dẫn vào sân bay Cam Ranh, từ cầu Long Hồ hoặc từ những con thuyền trong lòng vịnh. Dù vậy, du khách vẫn phần nào cảm nhận được sức hút từ vẻ đẹp ma mị của nơi đây.

Trong tương lai không xa, đan viện lịch sử ở Cam Ranh sẽ được cải tạo để trở thành điểm nhấn kiến trúc trong một khu nghỉ dưỡng tầm cỡ khu vực...

>> Nhà thờ hơn 150 năm tuổi giữa lòng Sài thành: Thiết kế theo phong cách Roman độc đáo, lọt top 'điểm đến màu hồng đẹp nhất thế giới'

TP sở hữu 'đệ nhất quân cảng' của Việt Nam sẽ trở thành đô thị du lịch thông minh

Điều ít biết về 'đệ nhất quân cảng' của Việt Nam: Là cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, 'pháo đài bất khả xâm phạm' trên biển Đông

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/kham-pha-thien-duong-bi-lang-quen-ben-bo-vinh-dao-lon-nhat-khanh-hoa-bo-hoang-hang-chuc-nam-van-nguy-nga-co-kinh-d113366.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Khám phá 'thiên đường bị lãng quên' bên bờ vịnh đảo lớn nhất Khánh Hòa: Bỏ hoang hàng chục năm vẫn nguy nga, hút khách du lịch
    POWERED BY ONECMS & INTECH