Nguồn cung khí đốt của Nga cho châu Âu trung chuyển qua Ukraine sẽ bị cắt đứt vào ngày đầu năm mới, khi hợp đồng giữa Kiev và Mátxcơva kết thúc mà không được gia hạn. Dữ liệu từ đơn vị vận chuyển khí đốt của Ukraine cho thấy, Nga chưa yêu cầu trung chuyển bất kỳ luồng khí đốt nào qua đường ống của Ukraine đến châu Âu vào ngày 1/1.
Theo ông Gergely Gulyas, Chánh Văn phòng của Thủ tướng Viktor Orban, Hungary cùng với 9 quốc gia khác sẽ thanh toán khí đốt bằng đồng euro tại ngân hàng Gazprombank của Nga, sau đó ngân hàng này sẽ chuyển số tiền thanh toán trên sang đồng ruble.
Sau khi Ba Lan và Bulgaria bị Nga khóa van nguồn cung khí đốt, Chủ tịch Ủy ban châu Âu chỉ trích đây là một hành động "vô lý và không thể chấp nhận được".
Theo Foreign Policy, xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt tốc độ kỷ lục trong tháng 4/2022 và doanh thu có khả năng cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Bộ Tài chính Đức, quốc gia này dành ra tổng cộng 2,94 tỷ euro (gần 3,2 tỷ USD) để thuê các trạm nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng nối ở ngoài khơi nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.