Kho báu đầy vàng bạc gần 700 tỷ bắn tung tóe sau tiếng nổ lớn từ mộ cổ, chính quyền điều động quân đến ngăn người dân mất kiểm soát
Tổng giá trị của những di vật này được ước tính lên tới khoảng 200 triệu NDT (khoảng 700 tỷ đồng).
Theo QQ, một sự việc hi hữu đã xảy ra vào những năm 1960 tại trấn Cao Vũ, huyện An Cát, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Theo đó, vì cần đá hoa cương để xây cầu, hơn 200 người đã được huy động đi phá núi. Tuy nhiên, ở ngọn núi này có một ngôi mộ cổ. Khi thuốc nổ vừa bộc phát, vô số vàng bạc  châu báu lấp lánh từ đâu bắn ra tung tóe tạo nên cảnh tượng có một không ai khiến những người có mặt đều sững sờ. Thấy vàng, bạc rơi vương vãi khắp nơi, nhiều người dân đến xem đã xông lên nhặt báu vật.

Ngay lập tức, sự việc được báo cáo lên chính quyền các cấp. Cục Di tích Văn hóa đã cử đội ngũ chuyên gia đến thu hồi các cổ vật, vàng bạc châu báu trong mộ cổ  và yêu cầu người dân hoàn trả những gì họ đã nhặt được.
Theo thông tin từ QQ, hàng chục di vật văn hóa quý hiếm đã bị người dân mang về nhà, trong đó có 5 bảo vật bằng vàng, 23 cổ vật bằng bạc, 5 món đồ ngọc quý, cùng với nhiều mã não, hổ phách và thậm chí 3 chiếc quạt xếp. Các món đồ này được chế tác tinh xảo, đặc biệt có những miếng ngọc bích thuộc hàng "bảo vật" với chất lượng tuyệt hảo. Tổng giá trị của những di vật này được ước tính lên tới khoảng 200 triệu NDT (khoảng 700 tỷ đồng).
Sau khi thu hồi các cổ vật, nhóm chuyên gia tiếp tục khai quật ngôi mộ và phát hiện nhiều điều đặc biệt. Trong đó, đáng chú ý nhất là một văn bia. Theo những chữ khắc trên bia, chủ nhân ngôi mộ là Ngô Lâm, một viên quan triều Minh, người từng giữ chức giám sát tỉnh Sơn Đông. Ông là một học giả nổi tiếng, được xem là một trong "tứ đại học giả" của triều đình Minh. Ngô Lâm nổi tiếng với đức tính thanh liêm, ngay thẳng, và sau khi từ chức, ông đã về quê sinh sống và mất tại đó.

Tuy nhiên, các chuyên gia không khỏi bất ngờ khi phát hiện lượng vàng bạc châu báu lớn trong mộ của một người nổi tiếng liêm khiết như Ngô Lâm. Vậy thì nguồn gốc của những báu vật này là gì? Theo một số tài liệu cổ, số vàng bạc châu báu trong mộ của Ngô Lâm là do những người con của ông đặt vào. Ngô Lâm có 4 người con trai, tất cả đều tài giỏi và thành đạt. Do không muốn lăng mộ của cha quá sơ sài, họ đã quyết định đặt thêm những đồ tùy táng có giá trị. Tuy nhiên, sự quyết định này của họ đã tạo nên một phát hiện bất ngờ cho hậu thế sau này.
Phong tục chôn cất cùng với các cổ vật quý hiếm là một phần không thể thiếu trong nhiều nền văn minh, phản ánh tín ngưỡng và tập quán của từng thời kỳ. Ở Trung Quốc, việc đặt các vật phẩm như vàng, bạc và ngọc bích trong mộ là cách thể hiện lòng hiếu thảo và sự tôn kính đối với tổ tiên. Những đồ vật này không chỉ có giá trị vật chất mà còn mang đậm ý nghĩa tâm linh, nhằm bảo vệ người đã khuất khỏi những thế lực siêu nhiên.
Trong một số nền văn minh, người ta tin rằng các cổ vật quý hiếm có khả năng che chở người chết, giúp họ vượt qua được những thử thách trong thế giới bên kia. Những vật phẩm này thường được chế tác vô cùng tinh xảo, không chỉ thể hiện sự tôn thờ đối với người đã khuất mà còn phản ánh trình độ nghệ thuật và kỹ thuật phát triển của thời kỳ đó.
Ngoài giá trị thẩm mỹ, các cổ vật trong mộ cổ còn là nguồn tư liệu vô giá đối với các nhà nghiên cứu lịch sử và khảo cổ học. Chúng cung cấp cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, văn hóa và tín ngưỡng  của các thế hệ trước, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những di sản quý báu của loài người qua các thời đại.
>>'Kho báu' 1.600 tấn vàng nằm dưới lòng hồ, hơn 100 năm không ai dám trục vớt