Vĩ mô

Khu đô thị hiện đại tại Vân Đồn lấy nước trái phép trên rừng về sử dụng?

Phạm Công 14/05/2024 - 09:39

Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City (xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) tự lý làm đường ống dài hàng km để dẫn nước trên rừng về sử dụng.

Thời gian gần đây, một đường ống cỡ lớn dài hàng km được kéo từ Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City vào sâu trong rừng thuộc địa bàn xã Hạ Long, với mục đích để lấy nước về sử dụng.

Theo ghi nhận của PV, một hồ chứa được xây để gom nước từ những khe, suối nhỏ rồi chảy xuống qua các ống dẫn. Tại đây còn có hệ thống thông khí để nước chảy không bị tắc, không có đồng hồ tính lượng nước.

Đường ống dẫn nước đi xuyên rừng, tới tỉnh lộ 334 được hạ ngầm, rồi dẫn thẳng về bể chứa của khu đô thị. Bên cạnh bể chứa là một khu nhà với đầy đủ máy bơm và lọc nước.

Trao đổi với PV. VietNamNet, đại diện lãnh đạo Xí nghiệp nước Vân Đồn cho biết, nhiều tháng trước, khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City có đấu nối đường ống trực tiếp với xí nghiệp để mua nước sử dụng. Việc khu đô thị này tự ý làm đường ống lấy nước trên rừng từ lúc nào, Xí nghiệp nước Vân Đồn không hề hay biết.

W-z5423922926854_d3328fe6205cec69230c5d4b7eea70f9.jpg
Trong rừng của xã Hạ Long có khu vực gom nước suối, khe vào đường ống dẫn về khu đô thị. Tại đây không có đồng hồ đo lượng nước nhưng có hệ thống thông khí để tránh tắc nghẽn.

Theo lãnh đạo Xí nghiệp nước Vân Đồn, hệ thống đường ống nước mà khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City tự ý lắp đặt là loại ống D10. Trong nhiều tháng tự lý lắp đặt đường ống, lượng nước từ khe, suối được lấy rất nhiều.

"Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City có đấu nối đường ống để mua nước từ xí nghiệp nhưng lượng sử dụng rất ít. Còn nước tự ý lấy từ trên rừng về, họ bảo để phục vụ tưới cây. Chúng tôi lo ngại, nếu xảy ra việc gì liên quan đến chất lượng nước, họ lại đổ lỗi cho xí nghiệp", vị lãnh đạo nói.

Để đa chiều thông tin, PV VietNamNet đã nhiều lần liên hệ tới số điện thoại của ông Cao Văn Kiên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Du lịch Vân Đồn để tìm hiểu sự việc nhưng không có phản hồi.

Ông Nguyễn Đức Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn, cho hay sau khi nhận phản ánh đã giao cho Phòng TN&MT phối hợp với UBND xã Hạ Long để lập đoàn kiểm tra, làm rõ việc Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City tự ý lấy nước trên rừng về sử dụng.

Hiện khu vực lấy nước này đã được tạm dừng hoạt động, giữ nguyên hiện trạng để cơ quan chức năng kiểm tra và sẽ có thông tin cụ thể.

Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City có tổng diện tích 358,3ha, quy mô 100.000 người, với bãi tắm trải dài 2,2km nhìn ra vịnh Bái Tử Long. Dự án do Tập đoàn CEO làm chủ đầu tư.

Khu đô thị này khởi công xây dựng từ năm 2018, đi vào hoạt động từ ngày 20/4/2024 với nhiều hạng mục như tổ hợp nghỉ dưỡng, dãy nhà phố thương mại, biệt thự cao cấp, công viên rừng, quần thể tiện ích dịch vụ và tổ hợp các công trình phức hợp vui chơi, bến thuyền du lịch.

W-z5423922942550_8e3f3c3974f193bcfeff6536a4e1c1e9.jpg
Đường ống cỡ lớn dài hàng km kéo từ trong rừng ra để dẫn nước.
W-z5423922877332_615a7b2a282e3fdf51a8cd25d295ccf5.jpg
Khi đường ống ra tới tỉnh lộ 334 thì được hạ ngầm.
W-z5423933610718_180a5f492af6655ffb5d1ae6cd6f03af.jpg
Nước được dẫn về bể chứa trong Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City.
khu do thi Sonasea
Khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City nằm ngay cạnh khu rừng nơi có nhiều khe, suối.

Dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City sẽ tiếp tục mang về cho CEO Group 10.000 tỷ đồng doanh thu

Dự án Sonasea Vân Đồn Harbor City sẽ tiếp tục mang về cho CEO Group 10.000 tỷ đồng doanh thu

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao thuộc dự án Sonasea Vân Đồn Habor City vào hoạt động

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/khu-do-thi-hien-dai-tai-van-don-lay-nuoc-trai-phep-tren-rung-ve-su-dung-2279078.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Khu đô thị hiện đại tại Vân Đồn lấy nước trái phép trên rừng về sử dụng?
    POWERED BY ONECMS & INTECH