Năm 2023, Khu kinh tế và các khu công nghiệp của tỉnh này đã cấp mới đăng ký đầu tư cho 21 dự án, gồm 15 dự án trong nước và 6 dự án đầu tư nước ngoài.
Năm 2023, Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã cấp mới đăng ký đầu tư cho 21 dự án, gồm 15 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 10.819 tỷ đồng và 6 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư 49 triệu USD.
Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa |
Cũng trong năm 2023, Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có 47 lượt dự án đăng ký điều chỉnh, trong đó có 10 lượt điều chỉnh tăng vốn với số vốn điều chỉnh tăng thêm 414 tỷ đồng và 63,5 triệu USD; có 6 dự án thu hồi, hết hiệu lực với tổng vốn thu hồi là 2.956 tỷ đồng.
Lũy kế đến nay, Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 725 dự án, trong đó có 650 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 179.176 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 83.366 tỷ đồng và 75 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 13.677 triệu USD, vốn thực hiện đạt 13.201 triệu USD.
Trong đó, Khu kinh tế Nghi Sơn có 307 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 159.595 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 74.462 tỷ đồng và 25 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 12.827 triệu USD và vốn thực hiện đạt 12.702 triệu USD.
Các khu công nghiệp còn lại có 343 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 19.581 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt 8.903 tỷ đồng và 50 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư là 850 triệu USD, vốn thực hiện đạt 498,3 triệu USD.
> > Vùng đồng bằng lớn thứ hai cả nước hút 390 dự án FDI, quy mô 13 tỷ USD 
Các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm, nắm bắt tình hình, kịp thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
Trong năm, tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 236.830 tỷ đồng, bằng 99,8% so với cùng kỳ năm 2022; nộp ngân sách Nhà nước 22.922 tỷ đồng, bằng 88,5% so với cùng kỳ năm 2022; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3.320 triệu USD, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2022; nhập khẩu ước đạt 7.055 triệu USD, bằng 76,6% so với cùng kỳ năm 2022; giải quyết việc làm cho 97.836 lao động.
Năm 2023, toàn tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được 83 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 14 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 29.057 tỷ đồng và 209,9 triệu USD. Trong đó có một số dự án quy mô lớn như: Nhà máy luyện cán thép DST Nghi Sơn; Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép công nghệ cao Đại Dương tại xã Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn; Nhà máy dệt may tại cụm công nghiệp Thái - Thắng, huyện Hoằng Hóa; Nhà máy sản xuất gia công giày dép xuất khẩu tại cụm công nghiệp thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa...
Thanh Hóa là một tỉnh lớn cả về diện tích và dân số |
Thanh Hóa là tỉnh cực Bắc miền Trung Việt Nam. Đây là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số. Dân số của thành phố là khoảng hơn 500.000 người với mật độ dân số cao 3.411 người/km². Nằm trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc Nhà nước. Thống kê cho thấy, tỉnh có nhiều hộ nghèo nhất nước là Thanh Hóa với hơn 128.000 hộ. Thanh Hoá hiện có 11/27 huyện miền núi. Với trên 1 triệu dân có các dân tộc Thái, Mường, Mông, Khơ Mú, Dao…
Trong đó có 7 huyện nghèo thuộc Chương trình 30a gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân…Đây đều là các huyện vùng cao biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của tỉnh và cả nước.
> > Tỉnh sắp có nhiều thành phố nhất Việt Nam thu hút 170 dự án FDI gần 12 tỷ USD
Một huyện nghèo của Quảng Ninh thu hút vốn FDI chỉ sau 8 tỉnh thành trong năm 2023 
Đón sóng FDI, Đồng Nai đặt mục tiêu hút 700 triệu USD trong năm 2024