Khu rừng nguyên sinh có địa thế hiểm trở được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

10-06-2024 11:09|Nhật Linh

Đây cũng là nơi ghi dấu sự thành lập và hoạt động của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tọa lạc dưới chân núi Slam Cao, thuộc địa bàn hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo cách TP. Cao Bằng khoảng 50km về phía Tây Nam. Nơi đây được xem như viên ngọc quý lưu giữ hệ thống di tích lịch sử gắn liền với giai đoạn đặc biệt quan trọng của cách mạng Việt Nam, trở thành địa chỉ đỏ không thể bỏ qua trong hành trình về nguồn Cao Bằng.

Đồn Phai Khắt - nơi ghi chiến công đầu tiên của Đội VNTTGPQ trong trận ra quân ngày 25/12/1944. Ảnh: Báo Cao Bằng

(TyGiaMoi.com) - Đồn Phai Khắt - nơi ghi chiến công đầu tiên của Đội VNTTGPQ trong trận ra quân ngày 25/12/1944. Ảnh: Báo Cao Bằng

Khu di tích này bao gồm 5 điểm quan trọng: Cụm di tích rừng Trần Hưng Đạo gồm Địa điểm thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (VNTTGPQ), Lán nghỉ và bếp ăn, mỏ nước phục vụ nước sinh hoạt, cùng với đỉnh Slam Cao - nơi đồng chí Võ Nguyên Giáp và Ban Chỉ huy Đội đặt trạm quan sát.; hang Thẳm Khẩu ở xã Tam Kim từng được sử dụng làm trạm liên lạc và địa điểm đưa cơm phục vụ cho các đồng chí hoạt động cách mạng; Đồn Phai Khắt, cũng tại xã Tam Kim, là nơi diễn ra trận đầu ra quân của Đội VNTTGPQ vào ngày 25/12/1944; tiếp theo là Đồn Nà Ngần, nằm tại xã Hoa Thám, nơi ghi dấu trận đánh thứ 2 giành thắng lợi của Đội VNTTGPQ vào ngày 26/12/1944; cuối cùng là di tích Vạ Phá, thuộc xã Tam Kim.

Đồn Nà Ngần - nơi ghi dấu trận đánh thứ 2 giành thắng lợi của Đội VNTTGPQ (ngày 26/12/1944). Ảnh: Báo Cao Bằng

(TyGiaMoi.com) - Đồn Nà Ngần - nơi ghi dấu trận đánh thứ 2 giành thắng lợi của Đội VNTTGPQ (ngày 26/12/1944). Ảnh: Báo Cao Bằng

Dưới tán rừng già rợp bóng cây cổ thụ, nổi bật giữa không gian xanh mát của Khu di tích là nhà bia tưởng niệm 34 chiến sĩ Đội VNTTGPQ. Lán nghỉ và bếp ăn mô phỏng giản dị tái hiện cuộc sống sinh hoạt đời thường của các chiến sĩ năm xưa, khơi gợi trong lòng biết ơn và trân trọng những hy sinh thầm lặng của thế hệ cha ông.

Bức phù điêu 34 chiến sỹ Đội VNTTGPQ trong lễ thành lập. Ảnh: Báo Cao Bằng

(TyGiaMoi.com) - Bức phù điêu 34 chiến sỹ Đội VNTTGPQ trong lễ thành lập. Ảnh: Báo Cao Bằng

Men theo con dốc nhỏ chừng 50m, du khách sẽ đến với mỏ nước tự nhiên - nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho Đội VNTTGPQ trong những năm tháng gian khổ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỏ nước vẫn trường tồn, mang đến dòng nước mát lành, trong vắt như minh chứng cho tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc.

Giếng nước tự nhiên từng phục vụ sinh hoạt cho các chiến sỹ Đội VNTTGPQ. Ảnh: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

(TyGiaMoi.com) - Giếng nước tự nhiên từng phục vụ sinh hoạt cho các chiến sỹ Đội VNTTGPQ. Ảnh: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

Điểm nhấn đặc biệt của Khu di tích chính là cây sấu cổ thụ hơn 300 tuổi. Sừng sững giữa rừng già, cây sấu như một nhân chứng lịch sử, từng che chở, bảo vệ cho các chiến sĩ trong suốt thời gian hoạt động tại căn cứ. Với giá trị lịch sử và văn hóa to lớn, cây sấu đã được công nhận là Cây di sản Việt Nam, góp phần tô điểm thêm cho vẻ đẹp và ý nghĩa của Khu di tích.

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo còn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên hoang sơ. Nơi đây không chỉ lưu giữ những giá trị lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn sở hữu một hệ sinh thái đa dạng, phong phú với thảm thực vật độc đáo. Với diện tích hơn 200ha, địa thế hiểm trở, nơi đây sở hữu nhiều loài cây quý hiếm, được bảo vệ nghiêm ngặt. Du khách có thể tham gia các hoạt động trekking, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu về các loài cây rừng và hệ sinh thái của khu vực,…

Với những giá trị lịch sử đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định xếp hạng Di tích lịch sử rừng Trần Hưng Đạo (nằm tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) là di tích Quốc gia đặc biệt, thông qua Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013. Từ đó, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích đã trở thành ưu tiên của địa phương. Điều này được thể hiện qua việc nâng cấp tuyến đường từ đèo Cao Bắc và tuyến đường từ tỉnh lộ 34 vào Khu di tích, cũng như xây dựng và đưa vào sử dụng các công trình nhà đón tiếp và nhà tưởng niệm.

Nhà trưng bày Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo. Ảnh: Báo Cao Bằng

(TyGiaMoi.com) - Nhà trưng bày Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo. Ảnh: Báo Cao Bằng

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, những dấu tích đầu tiên của Đội VNTTGPQ luôn được nhân dân tỉnh Cao Bằng trân trọng và bảo tồn, đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Khu rừng nguyên với những tán cây rợp bóng là này nhân chứng sống cho những ngày hoạt động cách mạng gian khổ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đội VNTTGPQ.

>> Sở Chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, ẩn mình dưới tán rừng cổ thụ

Cánh rừng nguyên sinh duy nhất của Việt Nam nối ngang đất nước từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào, là ranh giới tự nhiên của 2 trung tâm du lịch nổi tiếng

Ngôi trường THPT 116 tuổi từng là nơi đại tướng Võ Nguyên Giáp theo học: Được Thủ tướng nâng lên vị thế trọng điểm quốc gia, đào tạo học sinh giỏi cho Hà Nội và cả đất nước

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/khu-rung-nguyen-sinh-co-dia-the-hiem-tro-duoc-xep-hang-di-tich-quoc-gia-dac-biet-gan-lien-voi-su-nghiep-cach-mang-cua-dai-tuong-vo-nguyen-giap-d124698.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Khu rừng nguyên sinh có địa thế hiểm trở được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt, gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    POWERED BY ONECMS & INTECH