Ngôi nhà bình dị từng bị giặc Pháp đốt phá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

27-03-2024 13:42|Nhật Linh

Ngôi nhà qua bao nhiêu năm vẫn được gìn giữ, bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911. Ông hoạt động Cách mạng từ năm 14 tuổi (1925), sau này trở thành học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là một trong những thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 của thế giới.

Nằm ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, ngôi nhà nơi vị tướng lỗi lạc Võ Nguyên Giáp sinh ra và lớn lên, qua bao nhiêu năm vẫn được gìn giữ, bảo tồn gần như nguyên vẹn. Người dân làng An Xá luôn tự hào vì mảnh đất này đã sinh ra một vĩ nhân. Ai ai cũng luôn tâm niệm phải xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn, như để tỏ lòng thành kính biết ơn Đại tướng.

Nằm ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, ngôi nhà nơi vị tướng lỗi lạc Võ Nguyên Giáp sinh ra và lớn lên, qua bao nhiêu năm vẫn được gìn giữ, bảo tồn gần như nguyên vẹn

(TyGiaMoi.com) - Nằm ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, ngôi nhà nơi vị tướng lỗi lạc Võ Nguyên Giáp sinh ra và lớn lên, qua bao nhiêu năm vẫn được gìn giữ, bảo tồn gần như nguyên vẹn

Ông Võ Đại Hàm, cháu gọi Đại tướng bằng ông thúc bá là người được giao nhiệm vụ trông coi ngôi nhà hơn 40 năm qua, kể rằng, trước ngôi nhà hiện tại là nhà của ông, bà Võ Quang Nghiêm và Nguyễn Thị Kiên, là bậc thân sinh Đại tướng. Năm 1947, giặc Pháp đốt cháy toàn bộ ngôi nhà hơn 100 năm tuổi của gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Sau ngày đất nước thống nhất, năm 1977, ngôi nhà này được gia đình và chính quyền địa phương phục dựng lại nguyên trạng trên nền đất cũ. Do nhà được làm bằng vật liệu gỗ, tranh, tre nên mỗi khi xảy ra lũ lụt thường bị hư hỏng. Sau những lần như vậy, ông Hàm lại đề xuất với lãnh đạo huyện Lệ Thủy có phương án sữa chữa và nâng cấp.

Tháng 8/1999, nhân dịp Đại tướng về thăm quê và trong quá trình làm việc, lãnh đạo huyện Lệ Thủy đặt vấn đề với Đại tướng về việc tôn tạo, trùng tu lại ngôi nhà

(TyGiaMoi.com) - Tháng 8/1999, nhân dịp Đại tướng về thăm quê và trong quá trình làm việc, lãnh đạo huyện Lệ Thủy đặt vấn đề với Đại tướng về việc tôn tạo, trùng tu lại ngôi nhà

Mãi đến tháng 8/1999, nhân dịp Đại tướng về thăm quê và trong quá trình làm việc, lãnh đạo huyện Lệ Thủy đặt vấn đề với Đại tướng về việc tôn tạo, trùng tu lại ngôi nhà. Lần này được Đại tướng nhất trí và ủy quyền cho con gái là chị Võ Hồng Anh thay mặt gia đình trao đổi với huyện về công việc liên quan đến ngôi nhà, khu vườn,…

Ngôi nhà xây theo kiểu 3 gian 2 chái và xung quanh làm bằng nghẹc, đố bản, vách ngăn theo nguyên bản ngày xưa

(TyGiaMoi.com) - Ngôi nhà xây theo kiểu 3 gian 2 chái và xung quanh làm bằng nghẹc, đố bản, vách ngăn theo nguyên bản ngày xưa

Theo ông Võ Giáo Sư, người được giao nhiệm vụ thiết kế lại ngôi nhà của Đại tướng, được phân công trách nhiệm phục dựng lại ngôi nhà, ông đã căn cứ vào sơ đồ của Đại tướng và ông Võ Thuần Nho để lại rồi nghiên cứu và thiết kế ngôi nhà theo kiểu 3 gian 2 chái và xung quanh làm bằng nghẹc, đố bản, vách ngăn theo nguyên bản ngày xưa.

Mất cả tháng trời, ông Sư đã tỉ mẩn đo từng cột nhà, từng cái xuyên ba, xuyên vách, tìm hiểu thêm một số chi tiết khác và hỏi thêm kinh nghiệm từ cụ Đặng Đại Múng để thực hiện. Khi đã hoàn thành bản vẽ, ông cùng đoàn cán bộ huyện Lệ Thủy ra Hà Nội để xin ý kiến Đại tướng và được đồng ý.

Đầu năm 2001, ngôi nhà gỗ 3 gian 2 chái lợp ngói và nhà ngang (còn gọi là nhà bếp) lợp tranh đã được phục dựng lại như xưa

(TyGiaMoi.com) - Đầu năm 2001, ngôi nhà gỗ 3 gian 2 chái lợp ngói và nhà ngang (còn gọi là nhà bếp) lợp tranh đã được phục dựng lại như xưa

Đầu năm 2001, ngôi nhà gỗ 3 gian 2 chái lợp ngói và nhà ngang (còn gọi là nhà bếp) lợp tranh được dựng lên trên nền đất cũ cùng với những vật dụng gia đình như tủ sách, tấm phản, bộ tràng kỷ, rương chí góc (sập gụ), tủ thờ,… đã được phục dựng lại như xưa.

Từ nhiều năm nay ngôi nhà đã trở thành địa điểm tham quan gần gũi và thân thiết với đồng bào, chiến sĩ cả nước

(TyGiaMoi.com) - Từ nhiều năm nay ngôi nhà đã trở thành địa điểm tham quan gần gũi và thân thiết với đồng bào, chiến sĩ cả nước

Trong ngôi nhà gỗ này, gian giữa được đặt bàn thờ tổ tiên. Phía trên cùng có ảnh hai cụ thân sinh của Đại tướng là Võ Quang Nghiêm và Nguyễn Thị Kiên. Phía ngoài cùng là bàn thờ đặt tượng và di ảnh của Đại tướng. Gian bên phải là nơi kê chiếc sập gụ đã bóng nước thời gian; gian bên trái đặt bộ tràng kỷ làm nơi cho du khách ngồi viết sổ lưu niệm.

Trong nhà còn treo nhiều ảnh của Đại tướng chụp chung với Bác Hồ và những đồng chí của mình. Nhiều vật dụng gia đình và các nông cụ đặc trưng của vùng chiêm trũng Lệ Thủy như cày, bừa, cuốc, xẻng, chum, lu, được sắp đặt ngăn nắp trong ngôi nhà.

Nhiều bức ảnh chân dung Đại tướng và kỷ vật được trưng bày tại Nhà lưu niệm

(TyGiaMoi.com) - Nhiều bức ảnh chân dung Đại tướng và kỷ vật được trưng bày tại Nhà lưu niệm

Từ nhiều năm nay ngôi nhà đã trở thành địa điểm tham quan gần gũi và thân thiết với đồng bào, chiến sĩ cả nước, để bày tỏ lòng tri ân, ngưỡng mộ đối với vị tướng tài ba của dân tộc, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người "Anh cả" của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

>> Vị tướng Việt Nam là người duy nhất trong lịch sử hiện đại đánh bại 4 quốc gia trên thế giới, trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân khi mới 37 tuổi

Khám phá ngôi làng có 800 ngôi nhà mang kiến trúc 'tổ mối' nối thông nhau trong suốt 500 năm

'Ngôi nhà' sinh viên 420 tỷ đồng duy nhất Việt Nam đoạt Giải thưởng kiến trúc thế giới: Diện tích hơn 40.000m2, sân khấu biểu diễn sức chứa 1.500 người

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ngoi-nha-binh-di-tung-bi-giac-phap-dot-pha-cua-dai-tuong-vo-nguyen-giap-d119020.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Ngôi nhà bình dị từng bị giặc Pháp đốt phá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    POWERED BY ONECMS & INTECH