Vĩ mô

Kiềm chế lạm phát 2024: 'Ổn định vĩ mô, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt'

Khúc Văn 21/01/2025 21:58

Về mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2025, các chuyên gia khẳng định mục tiêu lạm phát sẽ được kiểm soát ở mức hợp lý (dao động từ 3,5-4,5%). Theo đó, cần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt.

Phải phối hợp chính sách tài khóa và các chính sách khác

Quốc hội đã thông qua tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025 là 4,5%. Bình luận về mục tiêu này, TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định, tăng trưởng kinh tế thế giới có thể phục hồi chậm, thậm chí suy giảm trong năm 2025; sự phát triển nhanh của các công nghệ mới một mặt mang lại cơ hội, mặt khác cũng đặt ra thách thức không nhỏ nếu Việt Nam không sớm có cách tiếp cận hiệu quả.

“Đặc biệt, phấn đấu tăng trưởng cao là yêu cầu quan trọng để đạt được các mục tiêu phát triển đầy tham vọng vào năm 2030 và 2045, song chỉ thực sự có ý nghĩa khi lạm phát được kiểm soát tốt.

Cụ thể là khi đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8%, Việt Nam cần cảnh giác với các nguy cơ gây lạm phát. Ngay cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vừa rồi cũng đưa ra cảnh báo lạm phát toàn cầu có thể tăng trở lại vào năm 2025 và các quốc gia cần có biện pháp để kiềm chế”, TS Trần Thị Hồng Minh nhấn mạnh.

CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra
Phải phối hợp chính sách tài khoá và các chính sách khác.

Được biết, Nghị quyết số 158/2024/QH15, ngày 12/11/2024 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát với tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5%. Để thực hiện nhiệm vụ Quốc hội đề ra, bà Nguyễn Hương Trà, đại diện Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho rằng, cần chủ động theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình kinh tế thế giới và căng thẳng địa chính trị.

Đồng thời, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường. Chú trọng công tác bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, chủ động công tác dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 sắp tới.

Tiếp tục rà soát để thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình thị trường và các mặt hàng do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc thị trường.

Ngoài ra, cần điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu đề ra phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường. Thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, giúp tăng nguồn cung, từ đó giảm áp lực tăng giá.

"Tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, để ổn định thị trường, bảo vệ quyền, lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng trong nước, góp phần ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh về giá", đại diện Cục Quản lý giá cho biết.

Phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế, PGS, TS. Ngô Trí Long, dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm 2025 sẽ được kiểm soát ở mức hợp lý (dao động từ 3,5-4,5%). Điều này phản ánh nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan liên quan trong việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát giá cả.

UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam xuống 6%
Phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong đó, việc theo dõi sát sao và điều chỉnh chính sách kịp thời là cần thiết để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2025.

Nghị quyết số 158/2024/QH15, ngày 12/11/2024 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát với tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4,5%.

Còn theo PGS, TS. Ngô Trí Long, để kiểm soát lạm phát năm 2025, cần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt.

"Kiểm soát chi tiêu công và thâm hụt ngân sách giúp giảm áp lực vay nợ, từ đó ổn định CPI. Quản lý giá cả các mặt hàng thiết yếu. Đẩy mạnh sản xuất và chuỗi cung ứng nội địa. Kiểm soát nhập khẩu và thúc đẩy xuất khẩu", chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long khuyến nghị.

Đồng tình với quan điểm nêu trên, TS Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại, Bộ Công Thương kiến nghị, Ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì, chỉ đạo các bộ, ban, ngành xây dựng và báo cáo các phương án tăng giá các mặt hàng thiết yếu (điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục...) với mức độ tăng và thời điểm cụ thể để xem xét quyết định về mức độ và thời điểm điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý phù hợp, chủ động, đồng bộ, thống nhất bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Cần sớm có phương án, lộ trình điều chỉnh giá đầy đủ, đồng bộ, thống nhất giữa các mặt hàng để tránh bị động trong ban hành và thực thi chính sách về giá.

Các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng, dầu, gas...) để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp lễ, Tết nhằm hạn chế tăng giá.

Đồng thời cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

>>NHNN: Chuẩn bị chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng yếu kém còn lại trong vài ngày tới

Nền kinh tế lớn thứ 2 Nam Mỹ lạm phát 118%, cho phép niêm yết giá hàng hóa và thanh toán bằng đồng USD

Chứng khoán Mỹ 'xanh mướt' sau báo cáo lạm phát mới của Mỹ

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/kiem-che-lam-phat-2024-on-dinh-vi-mo-dieu-hanh-chinh-sach-tien-te-linh-hoat-272567.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Kiềm chế lạm phát 2024: 'Ổn định vĩ mô, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt'
    POWERED BY ONECMS & INTECH