Kiểu ăn hải sản cực tươi ngon, được người Việt yêu thích nhưng dễ gây nhiễm sán, ngộ độc, rước bệnh vào người
Một số loại hải sản chế biến sống được nhiều người yêu thích và cho rằng cách chế biến như vậy khiến hải sản giữ được vị tươi ngon nhất.
Bao lâu nay, khi thưởng thức các món đồ sống tươi ngon như hàu, cá hồi … nhiều người không thể nào thiếu được 3 "người bạn đồng hành" đó là chanh, wasabi (một loại mù tạt có màu xanh được chế biến từ thân củ của cây Wasabi Nhật Bản) và mù tạt.
Vì sao vậy? Bởi rất nhiều người tin rằng những thứ này có thể khiến đồ sống chín hơn một chút, giết được hết ký sinh trùng , vi khuẩn trong thực phẩm sống và sẽ an toàn hơn khi ăn.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học & Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho rằng đây quan niệm này hoàn toàn không đúng. Việc ăn hải sản sống cùng nước cốt chanh, hay là mù tạt phần lớn là để tăng hương vị món ăn, mọi người không nên kỳ vọng vào việc chúng có thể diệt được hết vi khuẩn.
"Dù chanh có đặc tính kháng khuẩn nhờ hàm lượng axit citric, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng một phần nhỏ. Cùng lắm thì chỉ có thể diệt được một số ít vi khuẩn chứ không thể nào diệt được ký sinh trùng giun tròn, sán dây, sán lá gan... như nhiều người lầm tưởng", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.
Ông Thịnh nói thêm, việc ăn hải sản sống cùng nước cốt chanh, hay là mù tạt phần lớn là để tăng hương vị món ăn, mọi người không nên kỳ vọng vào việc chúng có thể diệt được hết vi khuẩn trong đồ sống. Một số loại hải sản như ốc móng tay, tu hài, ngao hến… đều là những loại sống vùng đáy, ăn bùn, tảo và phù du, rất dễ nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có thể là cả sán vì vậy mọi người nên tránh ăn sống.
Cùng quan điểm, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng quốc gia (Hà Nội), cho biết ông "ngán ngẩm với những kiểu ăn quái dị như vậy". Ngoài nguy cơ ngộ độc thực phẩm, người ăn các món này còn phải đối mặt với nhiều hệ lụy đối với sức khỏe như dị ứng , nhiễm ký sinh trùng.
Thực tế không chỉ ở Việt Nam mà nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng có thói quen ăn hải sản  tươi sống... Tuy nhiên ở các nước này khí hậu lạnh hơn, vi khuẩn không sinh sôi nhiều như Việt Nam. Hơn nữa, thực phẩm dùng để ăn sống như cá hồi, cá ngừ… ở các nước này trước khi được ăn sống đã trải qua quá trình kiểm định, sơ chế vô cùng kỹ lưỡng. Do đó, việc ăn đồ sống sẽ đảm bảo hơn ở đất nước chúng ta.
Ăn hải sản thế nào để hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng?
Thứ nhất và cũng là quan trọng nhất, chuyên gia khẳng định mọi người nên chọn nguồn thực phẩm sạch và uy tín. Chỉ nên ăn đồ sống khi đảm bảo được nguồn gốc và chất lượng an toàn của chúng. Ngoài ra, trước khi ăn cũng cần vệ sinh thực phẩm thật cẩn thận, đảm bảo sạch sẽ để giảm thiểu vi khuẩn , ký sinh trùng có hại trước khi ăn.
Thứ hai, một số loại hải sản như ốc móng tay, tu hài, ngao hến… đều là những loại sống vùng đáy, ăn bùn, tảo và phù du, rất dễ nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có thể là cả sán vì vậy mọi người nên tránh ăn sống.
Thứ ba, những người có hệ miễn dịch bị tổn thương, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ có thai đều không nên ăn đồ sống.
Dù ăn một số loại đồ sống sẽ giúp chúng ta cảm nhận được vị tươi ngon, hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng xong việc ăn chín, uống sôi vẫn tốt cho cơ thể và đảm bảo sức khỏe  hơn cả. Mọi người vẫn có thể ăn đồ tươi sống nhưng chỉ nên ăn vừa phải để thưởng thức chứ không nên ăn để no.
Mặc dù không có khuyến cáo nào về số lượng đồ sống chúng ta nên ăn, tuy nhiên Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn chỉ nên ăn hải sản sống khoảng 2 bữa/tuần đối với các loại thủy ngân thấp và ít hơn đối với các loại cá có mức thủy ngân cao.
Chợ hải sản Tết: Chỉ 1 con sò bơ giá lên tới 500.000 đồng 
Sacombank ‘đại hạ giá’ khoản nợ nghìn tỷ liên quan gần 6.000 lượng vàng SJC