Vĩ mô

Kinh tế phục hồi tích cực, nhưng doanh nghiệp vẫn đối diện nhiều thách thức

Khúc Văn 22/02/2025 - 18:55

Về tình hình kinh tế ở thời điểm hiện tại, PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam rằng dù nền kinh tế ghi nhận tăng trưởng tích cực, thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi, song doanh nghiệp vẫn đối diện nhiều thách thức.

Doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn

Bình luận về tốc độ phục hồi nền kinh tế ở thời điểm hiện tại, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng thời gian qua, có sự thay đổi lãnh đạo cấp cao nhưng vẫn duy trì được sự ổn định, tạo động lực, khí thế mới cho đất nước.

Kinh tế phục hồi tích cực, nhưng doanh nghiệp vẫn đối diện nhiều thách thức
Doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

“Những thông điệp mới như: “Kỷ nguyên vươn mình”, “điểm nghẽn”, “tự quyết, tự làm…”; việc cải cách bộ máy được triển khai nhanh chóng theo hướng làm thật, làm luôn, tổng thể truyền cảm hứng mạnh mẽ”, ông Thiên nói.

Đáng chú ý, ông Thiên cũng cho rằng dù nền kinh tế ghi nhận tăng trưởng tích cực, thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi, song doanh nghiệp vẫn đối diện nhiều thách thức.

Cụ thể, năm 2024, có 233.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 7,1% so với năm trước. Tuy nhiên, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cũng tăng 14,7%, lên 197.900 doanh nghiệp. Riêng tháng 1/2025 vừa qua, số doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động đạt 33.400, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, trong khi số doanh nghiệp rút lui đạt 58.300, tăng 8,1%.

“Doanh nghiệp giải thể tăng nhiều trong khi số lượng thành lập mới “trồi sụt”. Đây là xu hướng đáng lo ngại. Hiện tượng này đã diễn ra suốt từ giai đoạn COVID-19 đến nay”, ông Thiên nói.

Trong khi đó, ông Thiên cho hay, nhìn ra thế giới, kinh tế Trung Quốc lại đối diện nhiều bất định với tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm mạnh, khó đoán định.

>>Nhiều cơ hội để nền kinh tế Việt Nam tăng tốc cuối năm

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, cần cách tiếp cận khác thường

Cũng theo quan điểm của ông Thiên, Việt Nam đang đứng trước một vận hội mới với mục tiêu tăng trưởng GDP từ 7 - 7,7%, Thủ tướng đề xuất mức từ 8% trở lên và hướng tới tăng trưởng hai con số. Tính đặc thù của cơ hội lần này là rất rõ.

Tuy nhiên, nền kinh tế cũng đối mặt với nhiều thách thức khi thế giới biến động khó lường, chiến tranh và chiến tranh thương mại kéo dài, cung vẫn khan hiếm, bài toán nợ trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn, trong khi mặt bằng giá cả duy trì ở mức cao.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là TP Hà Nội và TP.HCM, phấn đấu chỉ tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 tối thiểu ở mức 8-10%
Để đạt mục tiêu tăng trưởng, cần cách tiếp cận khác thường.

Về giải pháp để đặt được mục tiêu tăng trưởng cao, ông Thiên cho rằng cần cách tiếp cận khác thường.

Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.

Điều này đòi hỏi phải xây dựng năng lực mới về trí tuệ, sáng tạo, dữ liệu số, phát triển doanh nghiệp hiện đại, đồng thời tiếp cận thị trường theo hướng cạnh tranh, công khai minh bạch, chuyên nghiệp và đề cao trách nhiệm cá nhân.

Ngoài ra, Việt Nam cam kết hành động quyết liệt trong kỷ nguyên vươn mình với nhiều chiến lược quan trọng như triển khai thực hiện quy hoạch quốc gia với tầm nhìn, cách tiếp cận mới; tăng cường hợp tác với các cường quốc, mời gọi các tập đoàn công nghệ cao hàng đầu thế giới, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đi trước làm tiền đề để phát triển đô thị.

Chính phủ cũng chú trọng cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, thử nghiệm cơ chế “khoán tăng trưởng GRDP” vào năm 2025 và tháo gỡ điểm nghẽn thể chế nhằm tạo động lực phát triển.

“Việt Nam hiện nay có cam kết rất cao trong nhiều mục tiêu, đòi hỏi phải hành động kiểu khác để có thể thực hiện cam kết”, ông Thiên nói.

Theo ông Thiên, trong 40 năm đổi mới, với kỷ lục cao nhất là 9,5% vào năm 1995 và 9,3% vào năm 1996, ngoài ra Việt Nam chưa từng đạt mức tăng trưởng GDP hai con số. Tương ứng với đó là diễn biến thăng - trầm trong chu kỳ 30 năm của thị trường bất động sản, thị trường bùng lên nhiều lần giúp nền kinh tế thăng hoa, doanh nghiệp tích lũy vốn rất tốt.

“Cấu trúc phát triển tới thay đổi, như từ không gian mặt đất sang không gian ngầm, không gia biển, không gian vũ trụ, không gian số... mở ra cơ hội cho tăng trưởng, tuy nhiên điều quan trọng là năng lực thực thi, triển khai đến đâu”, ông Thiên nêu.

Trong bối cảnh đầy biến động, ông Thiên cho rằng việc hiện thực hóa các mục tiêu tham vọng đòi hỏi quyết tâm chính trị mạnh mẽ, chính sách linh hoạt và sự đồng hành của doanh nghiệp nhằm tạo nền tảng vững chắc cho một kỷ nguyên phát triển vượt bậc.

>>Ông Trump dọa đánh thuế 25% lên ô tô, chip và dược phẩm, tiết lộ điều kiện giúp doanh nghiệp 'né thuế'

TỔNG THUẬT: Hội nghị Chính phủ với các địa phương về tăng trưởng kinh tế

Thủ tướng: Không còn cách nào khác, chúng ta phải tăng trưởng cao, bền vững liên tục từ nay tới 2045

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/kinh-te-phuc-hoi-tich-cuc-nhung-doanh-nghiep-van-doi-dien-nhieu-thach-thuc-277483.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Kinh tế phục hồi tích cực, nhưng doanh nghiệp vẫn đối diện nhiều thách thức
    POWERED BY ONECMS & INTECH