Trước khi sáp nhập với Hà Nam và Ninh Bình, tỉnh này vừa dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng ở một chỉ tiêu quan trọng
Đây là một tỉnh ven biển phía Đông Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW về phương án sắp xếp 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Theo đó, ba tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định hợp nhất thành một tỉnh, lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
Sau sáp nhập, tỉnh mới Ninh Bình vừa có biển, vừa có đồng bằng, vừa có núi với diện tích gần 4.000km2 với quy mô dân số khoảng 3,79 triệu người.
Theo Chi cục Thống kê tỉnh Nam Định, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) quý I năm 2025 ước tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023. Với mức tăng trên, tăng trưởng GRDP tỉnh Nam Định xếp thứ 1/11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng và xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
>>Sáp nhập sau 34 năm chia tách, tỉnh này có cả đồng bằng, biển và núi tạo cơ hội bứt phá toàn diện
![]() |
Thành phố Nam Định - Ảnh: Chi cục Thống kê tỉnh Nam Định |
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I/2025 theo giá so sánh 2010 ước đạt 14.632 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,88%, đóng góp 0,64 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 17,44%, đóng góp 7,31 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 9,59%, đóng góp 3,65 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,32%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm.
Quy mô GRDP tỉnh Nam Định theo giá hiện hành quý I/2025 ước đạt 27.700 tỷ đồng, tăng 14,10% so với cùng kỳ năm 2024. Về cơ cấu kinh tế: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 16,15%; khu vực công nghiệp và xây dựng 42,92%; khu vực dịch vụ 37,58%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 3,35%.
Bên cạnh đó, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong quý I/2025 ước đạt 3.410 tỷ đồng, bằng 22,0% dự toán năm và tăng 57,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Sản xuất công nghiệp quý I/2025 phát triển ổn định; ngành chế biến, chế tạo được các doanh nghiệp đánh giá khởi sắc hơn quý trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng I/2025 ước tăng 23,25% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 23,50%, đóng góp 22,98 điểm phần trăm vào mức tăng chung.
Về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 25/3/2025, tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 11 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 227 triệu USD, trong đó cấp mới cho 7 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 121 triệu USD.
Việc sáp nhập 3 tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định thành một tỉnh mới sẽ mở ra cơ hội xây dựng một vùng kinh tế trọng điểm năng động và bền vững. Các địa phương với thế mạnh của mình sẽ bổ trợ lẫn nhau, hình thành một cấu trúc kinh tế đa dạng và linh hoạt, tạo ra chuỗi giá trị liên hoàn, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế toàn vùng.
>>Trước khi sáp nhập với Tây Ninh, tỉnh này vừa đón tin vui về kinh tế
Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định: Tỉnh nào có ít huyện nhất?
Ninh Bình, Hà Nam và Nam Định: Tỉnh nào có GRDP bình quân đầu người cao nhất?