Sống

Kỳ lạ thành phố nằm trọn trên miệng núi lửa, nhà là "quả bom" có thể phát nổ bất cứ lúc nào nhưng người dân vẫn vô cùng thảnh thơi sinh sống

Thanh Thanh 02/10/2023 - 17:27

Năm 1780, ngọn núi lửa này đã phun trào và làm hơn một nửa người dân sinh sống tại đó thiệt mạng.

ao2-1536295516111414387773

Ảnh: Internet

Aogashima - là một hòn đảo núi lửa nhiệt đới nhỏ của Nhật Bản, Aogashima nằm trong vùng biển Philippines, cách thủ đô Tokyo khoảng 358km về phía Nam. Đây là hòn đảo nằm cách ly và cô lập nhất của quần đảo Izu. Hòn đảo này cũng chính là một miệng núi lửa khổng lồ vẫn đang ngầm hoạt động. Người dân đã sinh sống trên hòn đảo này từ hàng trăm năm với một thành phố phát triển sôi động dọc theo miệng núi lửa chính. Lần phun trào gần đây nhất của núi lửa này diễn ra vào năm 1780 đã khiến cho phân nửa dân số trên đảo thiệt mạng. Những người còn sống sót buộc lòng phải chuyển đi nơi khác, cho đến 50 năm sau mới có người quay trở lại hòn đảo này. Ngày nay, dân số trên đảo đã đạt khoảng 200 người.

ao5-15362955639031510160230

Ảnh: Internet

Bất chấp nguy cơ phun trào của núi lửa, nhiều người dân ở đây coi hòn đảo là nơi hoàn hảo để sinh sống. Truyền thông Nhật Bản thông tin, những người sinh sống tại đây cho rằng “chẳng ai có thể thắng nổi thiên nhiên". Cư dân Aogashima sở hữu một lòng dũng cảm đặc biệt, họ đã chấp nhận khả năng thiên nhiên nổi cơn thịnh nộ, ngập trong dung nham và sẵn sàng đánh cược nhà cửa, sinh kế của mình để trụ lại quê nhà.

Sở dĩ có rất nhiều người vẫn kiên quyết gọi Aogashima là quê hương thân yêu bởi hòn đảo này thực sự vô cùng xinh đẹp, được ví là một trong những nơi chốn xoa dịu tinh thần bậc nhất tại Nhật Bản.

aogashima4-15362955299081326574749

Ảnh: Internet

Hòn đảo nằm lọt thỏm trong miệng núi lửa và bao quanh bởi những vách đá gồ ghề của lớp trầm tích núi lửa để lại. Hòn đảo thuộc vùng biển Kuroshio có dòng chảy mạnh, tàu thuyền hầu như rất khó khăn khi cập cảng bởi không có hải cảng để neo đậu tàu thuyền do các vách đá dựng đứng bao quanh toàn bộ hòn đảo. Cầu cảng duy nhất của đảo, Sanbo có thể xử lý các tàu nhỏ lên đến 500 tấn, tuy nhiên nó lại không sử dụng được khi sóng to gió lớn hoặc thời tiết khắc nghiệt.

ao6-15362956036081160014862

Ảnh: Internet

Trước năm 1993 khi chưa sử dụng trực thăng để tới đảo, các hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa thiết yếu và thực phẩm chỉ có thể đi bằng thuyền và người ta cũng không thể đoán được khi nào tàu đến.

Hiện nay, mỗi chuyến trực thăng đến đảo chỉ mang tối đa 9 hành khách bay mỗi ngày một lần. Tùy theo mùa, các chuyến bay sẽ bị hủy nếu có sương mù dày đặc. Đó là lý do tại sao Aogashima vẫn là một hòn đảo cô lập và khó tiếp cận. Do ít người sinh sống và lượt du khách không quá đông, nhiều con đường ở đây giường như vẫn giữ được vẻ hoang sơ, tự nhiên như ban đầu. Mặc dù là hòn đảo cô lập và nguy hiểm nhưng tại đây vẫn có một tòa nhà tận dụng nguồn năng lượng địa nhiệt và khí đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cho người dân.

ao4-15362955639011359200231

Ảnh: Internet

May mắn thay, ngọn núi lửa đến nay dường như đang đồng hành cùng niềm khao khát sự yên tĩnh của hòn đảo Aogashima. Người ta vẫn hy vọng ngọn núi lửa này tiếp tục chung sống hòa bình để mọi người có thể an cư tại đây. Tuy nhiên, nếu mọi thứ thay đổi thì người dân trên đảo sẽ phải đối mặt với thảm họa trước những cơn chấn động của dung nham và lửa cháy.

Những ngôi làng kỳ lạ bậc nhất Nhật Bản

Núi lửa cao hơn 1.500m phun trào tạo ra cột tro bụi khổng lồ, chính quyền địa phương vào cuộc, ban hành lệnh cấm mọi hoạt động trong khu vực

Việt Nam có thêm một di tích quốc gia: Là ngọn núi lửa 'đẹp như tranh vẽ' nằm ở tỉnh nắm giữ trữ lượng bô xít lớn nhất cả nước

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ky-la-thanh-pho-nam-tron-tren-mieng-nui-lua-nha-la-qua-bom-co-the-phat-no-bat-cu-luc-nao-nhung-nguoi-dan-van-vo-cung-thanh-thoi-sinh-song-d109321.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Kỳ lạ thành phố nằm trọn trên miệng núi lửa, nhà là "quả bom" có thể phát nổ bất cứ lúc nào nhưng người dân vẫn vô cùng thảnh thơi sinh sống
    POWERED BY ONECMS & INTECH