"Kỳ lân công nghệ" VNG muốn huy động 3.600 tỷ đồng trong đợt IPO tháng 9 tới?
Cổ phiếu VNZ của CTCP VNG đang giao dịch trên sàn UPCoM với giá 1.249.000 đồng/cp - cao nhất thị trường chứng khoán; vốn hóa tương ứng gần 44.800 tỷ đồng.
Dẫn tin Wall Street Journal (WSJ), "kỳ lân công nghệ" CTCP VNG đang có kế hoạch huy động 150 triệu USD (hơn 3.600 tỷ đồng) trong đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) dự kiến diễn ra vào cuối tháng 9 tới.
Trước đó ngày 23/8, VNG đã nộp bản cáo bạch lên Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) với tham vọng niêm yết trên sàn Nasdaq Global Select Market. Nguồn tin từ WSJ cho biết, VNG có ý định niêm yết vào cuối tháng 9/2023.
CTCP VNG thành lập năm 2004 với tên gọi ban đầu là CTCP Trò chơi Vi Na (Vinagame) cùng vốn điều lệ ban đầu 15 tỷ đồng. Sau gần 2 thập kỷ, VNG được biết đến là "kỳ lân công nghệ" của Việt Nam - một thuật ngữ dành cho các công ty có định giá trên 1 tỷ USD.
Trong nước, cổ phiếu VNZ đang giao dịch trên sàn UPCoM với giá 1.249.000 đồng/cp - cao nhất thị trường chứng khoán; vốn hóa gần 44.800 tỷ đồng.
Dẫn tin Wall Street Journal (WSJ), "kỳ lân công nghệ" CTCP VNG đang có kế hoạch huy động 150 triệu USD trong đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) dự kiến diễn ra vào cuối tháng 9 tới.
Trước đó ngày 23/8, VNG đã nộp bản cáo bạch lên Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) với tham vọng niêm yết trên sàn Nasdaq Global Select Market. Theo nguồn tin thân cận từ WSJ, họ có ý định niêm yết vào cuối tháng 9/2023.
Thành lập năm 2004 với tên gọi ban đầu là CTCP Trò chơi Vi Na (Vinagame) cùng vốn điều lệ ban đầu 15 tỷ đồng, VNZ khẳng định tên tuổi trong lĩnh vực, đồng thời mở rộng ra nhiều dịch vụ nền tảng khác như chia sẻ nhạc, phát video, nhắn tin, cổng tin tức, thanh toán di động,...
VNZ được biết đến là "kỳ lân công nghệ" của Việt Nam - một thuật ngữ dành cho các công ty có định giá trên 1 tỷ USD.
Về tình hình hoạt động, 6 tháng đầu năm 2023, VNG đạt 4.098 tỷ đồng doanh thu thuần - tăng 12% so với cùng kỳ; khoản lãi quý 2 giúp lợi nhuận bán niên đạt 40 tỷ trong khi cùng kỳ lỗ 509 tỷ đồng.
Trong cơ cấu doanh thu, dịch vụ trò chơi trực tuyến chiếm phần lớn, đạt 3.068 tỷ đồng - tăng 19% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông và Internet và dịch vụ nhạc chờ, bản quyền bài hát lần lượt tăng 45% và 16% đạt 443 tỷ và 16,6 tỷ đồng. Song doanh thu từ quảng cáo trực tuyến giảm 24% về còn 473 tỷ.
Năm 2023, công ty đặt mục tiêu doanh thu 9.281 tỷ đồng và lỗ sau thuế 572 tỷ.
Tại thời điểm ngày 30/6, tổng tài sản của VNG ở mức 9.569 tỷ đồng - tăng 8% so với đầu năm. Trong số này, tiền và các khoản tương đương ở mức 3.455 tỷ đồng - tăng 31% so với đầu năm. Tiền đầu tư vào công ty liên kết là 1.229 tỷ đồng. Đáng nói, chỉ duy nhất khoản đầu tư vào Dayone là có lãi với hơn 4 tỷ đồng, còn lại các công ty Tiki Global, Rocketeer, Ecotruck, Beijing, Telio và Funding Asia đều thua lỗ.
TTC Hospital (VNG) 'bán đứt' Palace Bình Thuận cho Núi Tà Cú, tạm lãi gần chục tỷ đồng 
Doanh nhân Đặng Văn Thành: 45 năm ‘chinh chiến’, hệ sinh thái TTC Group có được những gì?