Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhiều lãnh đạo cấp cao EU dự kiến thăm Việt Nam trong những tuần tới, giữa lúc căng thẳng thương mại với Mỹ gia tăng. Một trong những nội dung quan trọng được bàn thảo có thể là dự án đường sắt kết nối Việt - Trung.
Bộ Xây dựng vừa đề xuất Chính phủ giao TPHCM triển khai tuyến đường sắt đô thị Thủ Thiêm - Long Thành, giúp kết nối 2 sân bay Tân Sơn Nhất - Long Thành.
Không chỉ Vinaconex, nhiều doanh nghiệp xây dựng lo ngại nguy cơ trở thành nhà thầu phụ khi tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trị giá hơn 67 tỷ USD.
Theo thiết kế, tuyến đường sắt này sử dụng đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ vận hành tối đa 120km/h. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 64.370 tỷ đồng. Dự án được lên kế hoạch khởi công vào năm 2027 và đưa vào vận hành từ năm 2031.
Cử tri tỉnh Bình Phước cho rằng với tốc độ 350km/h, đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dễ xảy ra nguy hiểm nếu đường không được thi công đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng tương ứng.
Dự kiến quy mô đầu tư tuyến đường sắt Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái sẽ có khổ đường 1.435mm, điện khí hóa, vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ tàu khách 160 km/h, tàu hàng khoảng 120 km/h, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 7 tỷ USD.
Đường sắt tại Việt Nam trước nay đều là khổ một mét, đã được hình thành từ hơn một trăm năm và gần như ít có sự thay đổi về mặt công nghệ. Vì thế khi chuyển sang đường sắt tốc độ cao sẽ đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo theo hướng hiện đại và hội nhập.