Tài chính Ngân hàng

Lạm phát cơ bản 8 tháng đầu năm 2024 tăng 2,71%

Mạc Thùy 09/09/2024 - 13:34

Bình quân 8 tháng năm 2024, CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,71%.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 tăng giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.

Tính chung tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ổn định so với tháng trước. Bình quân 8 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,71%.

So với tháng 12/2023, CPI tháng 8 tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,45%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm có chỉ số giá tăng nhẹ; riêng nhóm giao thông giảm giá so với tháng trước.

Mười nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,29%.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,27% (làm cho CPI chung tăng 0,09 điểm %). Trong đó: Lương thực tăng 0,19%; thực phẩm tăng 0,28% (làm cho CPI chung tăng 0,06 điểm %); ăn uống ngoài gia đình tăng 0,26%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,2%.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,18%, trong đó giá khám chữa bệnh nội trú tăng 0,29%; dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tăng 0,11%.

Nhóm bưu chính, viễn thông tăng 0,15%. Trong đó, giá máy điện thoại di động thông thường tăng 0,52%; giá máy điện thoại cố định tăng 0,25%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,15%, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Lễ Vu Lan và trong mùa du lịch cao.

Nhóm giáo dục tăng 0,14%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,12%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,09% do chi phí nhân công tăng. Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,05% do nhu cầu mua sắm chuẩn bị bước vào năm học mới tăng.

Riêng nhóm giao thông giảm 1,98% (tác động làm giảm CPI chung 0,19 điểm %), chủ yếu do giá xăng dầu giảm.

Bình quân 8 tháng đầu năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,71% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (4,04%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

>> Lạm phát tháng 8 duy trì ổn định, bình quân 8 tháng đầu năm tăng 4,04%

Lạm phát tháng 8 duy trì ổn định, bình quân 8 tháng đầu năm tăng 4,04%

Giá vàng quay đầu giảm mạnh sau khi Mỹ công bố báo cáo lạm phát

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lam-phat-co-ban-8-thang-dau-nam-2024-tang-271-248139.html
Bài liên quan
  • Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, CPI tháng 7 chỉ tăng 2,9%: Fed có khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 9
    Lạm phát giá tiêu dùng tháng 7 của Mỹ tăng đúng như dự kiến và có khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
  • Hà Nội: CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 5,32%
    Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn TP tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm 2023. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 6,02%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 3,66%...
  • CPI tăng 4 tháng liên tiếp, Trung Quốc đã vượt qua nỗi lo giảm phát?
    Chỉ số CPI của tháng 5 thấp hơn nhiều so với mục tiêu kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc nhưng vẫn phát đi tín hiệu tích cực giúp vơi bớt nỗi lo giảm phát.
  • CPI tăng bình quân 4,03% trong 5 tháng đầu năm
    Giá thịt lợn tăng do thiếu hụt nguồn cung sau đợt dịch tả lợn châu Phi vào cuối năm 2023, giá điện sinh hoạt tăng khi thời tiết nắng nóng... là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 0,05% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng, CPI tăng bình quân 4,03% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,78%.
Đừng bỏ lỡ
    Nổi bật Tỷ giá mới
    Lạm phát cơ bản 8 tháng đầu năm 2024 tăng 2,71%
    POWERED BY ONECMS & INTECH